-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Theo ước tính, đến nay có khoảng 400.000 nhân viên ngành hàng không toàn cầu đã bị sa thải. Hầu hết các hãng hàng không lớn, bé trên thế giới đều phải áp dụng biện pháp không mong muốn này do tình hình kinh doanh thua lỗ.
United Airlines, một hãng hàng không lớn tại Mỹ, cho nghỉ khoảng 36.000 nhân viên, tương đương một nửa số nhân viên của hãng. Một hãng hàng không nổi tiếng thế giới của Ả rập là Emirates cũng cho 9.000 nhân viên nghỉ việc. Hầu hết nhân sự bị cắt giảm đang làm việc trên dòng tàu bay Airbus A380, dòng tàu bay lớn, không khai thác hiệu quả so với những dòng tàu bay nhỏ.
Đối với những hãng hàng không chi phí thấp, Air Asia (Malaysia) dự kiến cho 30% nhân viên của hãng tại tất cả các nước nghỉ việc. Hãng cũng thông báo cắt giảm lương của số nhân viên còn lại. Jetstar Asia (Singapore) cắt giảm ít nhất 26% nhân viên tại tất cả các vị trí. Số nhân viên còn lại sẽ phải tạm nghỉ tới cuối năm 2020. Hãng cũng loại bỏ 5 tàu bay Airbus A320 khỏi đội hình, giảm số tàu bay xuống còn 13 chiếc, do không đủ chi phí bù đắp cho tàu bay nằm không.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Avianca, hãng hàng không lâu đời nhất Nam Mỹ đã nộp đơn xin phá sản. Ảnh: Business Insider |
Tình hình cũng không sáng sủa hơn với hãng hàng không chi phí thấp nổi tiếng nhất Ấn Độ là IndiGo. Từ tháng 5/2020, hãng đã bắt đầu cắt giảm 20-25% lương nhân viên cấp cao, cắt giảm 10-13% lương của đội ngũ phi công.
Nếu như cắt giảm lương, sa thải nhân viên vẫn được xem là giải pháp khả quan thì với nhiều hãng, tình cảnh bi đát hơn rất nhiều khi phải nộp đơn phá sản. Điển hình như Virgin Australia, hãng hàng không lớn thứ hai của Úc, tuyên bố phá sản sau gần 20 năm hoạt động. Hãng hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways chính thức nộp đơn phá sản vào tháng 5/2020 và là hãng hàng không châu Á đầu tiên tuyên bố phá sản từ khi dịch bệnh lây lan.
Tại châu Mỹ, Avianca Holdings, hãng hàng không lớn thứ hai và lâu đời nhất Nam Mỹ, nộp đơn xin phá sản vào tháng 5/2020 sau khi tàu bay của hãng phải nằm sân từ giữa tháng 3/2020 khiến nguồn thu của công ty giảm tới 80%.
Trong bối cảnh hàng không toàn cầu lao đao, Hãng Hàng không thế hệ mới Vietjet của Việt Nam là một trong số ít hãng hàng không vượt qua đại dịch một cách ngoạn mục, không phải sa thải nhân viên.
Hiện tại, Vietjet vẫn duy trì ổn định lực lượng nhân sự. Trong thời gian giãn cách xã hội, hãng đã tổ chức các khoá đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Vietjet cũng nằm trong nhóm doanh nghiệp duy trì tốt nhất chế độ đãi ngộ cho nhân viên hậu Covid-19 nhờ năng lực quản trị tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả và nền tảng tài chính vững vàng.
Trong bối cảnh hàng không toàn cầu lao đao, Vietjet là một trong số ít hãng hàng không vượt qua được đại dịch, không phải sa thải nhân viên. Ảnh: T.T |
Không những không cắt giảm nhân viên, hãng còn liên tục tuyển dụng nhân sự nhiều vị trí để chuẩn bị cho những kế hoạch mới hơn sau khi dịch hoàn toàn được khống chế trên toàn cầu.
Ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet cho biết, Vietjet có 6.000 nhân viên đến từ nhiều quốc gia. Hãng luôn chú trọng xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, lấy con người làm trọng tâm trong mọi hoạt động phát triển. “Với mục tiêu mở rộng mạng bay trên toàn thế giới và trở thành một hãng hàng không toàn cầu trong tương lai không xa, Vietjet nỗ lực tạo cho nhân viên môi trường phát triển không giới hạn, chế độ đãi ngộ cạnh tranh và cùng nhau chia sẻ các giá trị nhân văn cho cộng đồng”, ông Khánh nói.
Vietjet được tạp chí nhân sự hàng đầu châu Á HR Asia Magazine trao giải top 50 Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2020. Ảnh: T.T |
Đầu tháng 7 vừa qua, Vietjet được Tạp chí HR Asia Magazine trao giải thưởng Top 50 “Nơi làm việc Tốt nhất châu Á” năm 2020. Đây là giải thưởng thường niên vinh danh những doanh nghiệp hàng đầu có chính sách, chế độ đãi ngộ nhân sự hấp dẫn, môi trường làm việc lý tưởng và thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo phát triển.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025