-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Vietnam Airlines đã hoán đổi 5 tàu bay gồm 2 tàu bay A321 và 3 tàu bay A350 sang chở hàng theo hình thức tháo ghế hành khách để chở hàng trên khoang. |
Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn rất nhiều so với dự báo. Hai đợt dịch Covid-19 bùng phát đúng vào dịp cao điểm Tết và ngay trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải hàng không, đẩy các hãng hàng không Việt, trong đó có Vietnam Airlines, bị thâm hụt dòng tiền nghiêm trọng. Trong khi các đường bay quốc tế vẫn chưa thể nối lại thì thị trường hàng không trong nước tiếp tục đón nhận thêm nhận thêm “cơn cuồng phong mới” khi từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt các đường bay đi/đến Tp.HCM đã phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19.
Nỗ lực vượt đại dịch
Trước bối cảnh dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng cả trong và ngoài nước, hãng hàng không Quốc gia đã mạnh tay thực hiện giải pháp tự thân để triệt để tiết kiệm, cắt giảm chi phí kinh doanh.
Ngay từ đầu năm 2020, việc tinh gọn bộ máy, giảm tối đa tầng nấc trung gian đã được Vietnam Airlines triển khai quyết liệt. Tính đến 31/5/2021, Vietnam Airlines đã đã rà soát, sắp xếp, điều chỉnh tổ chức các khối, các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn tối đa; thống nhất mô hình tổ chức giữa các cơ quan, đơn vị cùng lĩnh vực, nhiệm vụ.
Sau tái cơ cấu, Công ty Mẹ giảm 4/50 đơn vị (hợp nhất cơ quan giúp việc công tác Đảng với cơ quan chuyên môn; giải thể 1 chi nhánh ở nước ngoài;…) và giảm 24/156 phòng và tương đương nhờ việc tinh gọn các phòng trong các cơ quan, đơn vị; dùng chung cơ quan trong khối/lĩnh vực. Các Công ty con của Vietnam Airlines cũng đã giảm 46 phòng và tương đương. Trong giai đoạn 2022-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp tổ chức lại sản xuất, tinh giảm phòng, ban và sắp xếp lao động với định hướng mục tiêu là giảm 21-26 cơ quan/đơn vị.
Về chính sách lao động, tiền lương nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và tiết giảm chi phí, Vietnam Airlines tiếp tục điều hành linh hoạt nguồn lực và các chính sách nhân sự để người lao động và tổng công ty cùng chia sẻ các khó khăn theo từng giai đoạn diễn biến của dịch, tương ứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động trực tiếp, phi công, tiếp viên được bố trí bay luân phiên để đảm bảo năng định, chứng chỉ, tiếp tục giữ vững an toàn khai thác; giờ bay giai đoạn thấp chỉ đạt 60% giờ mức. Hơn 1/3 lao động gián tiếp tạm hoãn Hợp đồng lao động. Trước diễn biến của dịch Covid-19 bùng phát liên tiếp 6 tháng đầu năm 2021, TCT liên tục rà soát, cập nhật kế hoạch sử dụng lao động và chính sách tiền lương phù hợp với thực tế. Tỷ lệ sử dụng lao động 6 tháng đầu năm thấp hơn kế hoạch ban đầu (10%) và ước tính đến cả năm 2021, con số này có thể còn tiếp tục giảm từ 3-5% so với kế hoạch.
“Việc cơ cấu lại bộ máy và cắt giảm chi phí để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động đã được Tổng công ty thực hiện thường xuyên, nhưng trong đợt dịch Covid-19, công tác này được triển khai quyết liệt, mạnh tay hơn nữa. Đây là trách nhiệm của Vietnam Airlines trong việc sử dụng đồng vốn của các cổ đông và đối tác”, lãnh đạo Vietnam Airlines chia sẻ.
Cùng với đó, Vietnam Airlines chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía đối tác, chủ động đánh giá tính ưu tiên đối với các đề án, dự án, nội dung hoạt động để dừng thực hiện hoặc giãn/hoãn thời gian triển khai, cắt giảm tiết kiệm các khoản chi đảm bảo hoạt động. Trong năm 2021, Vietnam Airlines đặt mục tiêu cắt giảm chi phí thông qua các giải pháp tự thân, đàm phán với đối tác là 6.858 tỷ đồng, trong đó đã đưa vào kế hoạch định hướng đầu năm khoảng 3.000 tỷ đồng. Vietnam Airlines cũng đang tích cực làm việc với các cơ quan hữu quan để kiến nghị kéo dài các chính sách hỗ trợ đến hết năm 2021, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh năm 2021.
“Với các giải pháp đã triển khai thực hiện, tổng chi phí cắt giảm năm 2021 dự kiến đạt được hơn 10.000 tỷ đồng”, một lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay.
Ngoài ra, Vietnam Airlines đang đẩy mạnh kế hoạch bán tàu bay A321CEO sản xuất giai đoạn 2004, 2007, 2008 và xem xét kế hoạch bán tàu ATR72, đưa tàu bay phản lực khu vực (RJ) vào khai thác trong thời gian ngắn tới đây.
Vietnam Airlines tận dụng mọi cơ hội để gia tăng doanh thu, mà trọng điểm là tăng cường các hoạt động vận chuyển hàng hóa, tăng chuyến chở công dân về nước, chở khách chuyên gia; duy trì thị phần nội địa và sẵn sàng khôi phục mạng bay nội địa khi dịch được kiểm soát tốt.
Trong đó, vận tải hàng hóa sẽ là trọng tâm của hãng trong bối cảnh đại dịch. Khi dịch bệnh Covid bùng phát, Vietnam Airlines đã tiến hành hoán cải các tàu bay Airbus A321, A350, Boeing 787 để chở hàng trên khoang khách, làm tăng năng lực chuyên chở hàng hóa trên mỗi loại máy bay lên gấp 1,8 đến 2,0 lần so với chở hàng tại khoang bụng hàng.
Năm 2020, Vietnam Airlines đã xây dựng lịch bay thường lệ chở hàng quốc tế với 30 đường bay và tổ chức được hơn 3500 chuyến bay chở hàng. Doanh thu vận chuyển hàng hóa đóng góp tới gần 30% doanh thu của VNA (giai đoạn trước dịch chỉ chiếm 9%).
Vietnam Airlines đẩy mạnh vận tải hàng hóa trong nước, kết nối hàng hóa trong nước với quốc tế để giúp đảm bảo giao thương, sản xuất, đã vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vải thiều, thủy sản, linh kiện điện tử, nguyên liệu dệt may... Trong giai đoạn 2022-2025, khi dịch bệnh được khống chế, thị trường phục hồi trở lại, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục khai thác tải hàng hóa ở khoang bụng hàng trên các chuyến bay chở khách, tiếp tục sử dụng hiệu quả đội tàu bay hoán cải chở hàng. Từng bước đầu tư và đưa vào khai thác đội tàu bay chở hàng chuyên dụng vào thời điểm thích hợp khi nguồn lực tài chính cho phép.
“Mục tiêu của tất cả các giải pháp tự thân nói trên là vừa tiết kiệm vừa để có thêm dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh. Cứu trợ từ bên ngoài sẽ không có ý nghĩa nếu tự thân chúng tôi không tự nỗ lực xoay sở để tồn tại trước”, lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết thêm.
Việc gói hỗ trợ trị giá 12.000 tỷ đồng chính thức được kích hoạt cũng đã mang lại niềm tin rất lớn cho các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp để có thể tiếp tục đồng hành với Vietnam Airlines trong chặng đường trụ vững, tiến tới phục hồi trong những năm tới. |
Trợ giúp quý từ ngoại lực
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng giữa Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN) với Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được tổ chức hôm 7/7 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ đối với các cổ đông, đối tác của Vietnam Airlines mà còn của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài ngành hàng không.
Sự kiện này không chỉ đặc biệt đối với việc giải quyết vấn đề dòng tiền phục vụ sản xuất kinh doanh cho hãng hàng không quốc gia, mà còn là gói hỗ trợ tài chính đầu tiên của Chính phủ (với tư cách là cổ đông Nhà nước nắm giữ 86,19% vốn điều lệ tại Vietnam Airlines) được giải ngân cho một doanh nghiệp với mục tiêu duy nhất là vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, ngay sau khi Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị quyết về gói hỗ trợ vào cuối năm 2020, Vietnam Airlines đã chủ động làm việc với một số tổ chức tín dụng để tìm kiếm sự chấp thuận cho vay vốn mang tính nguyên tắc từ các ngân hàng trong bối cảnh tình hình tài chính của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19.
Việc các tổ chức tín dụng đồng ý cho Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng thể hiện sự chia sẻ và niềm tin rất lớn với quá trình ứng phó, vượt qua khủng hoảng và khả năng phục hồi, phát triển của Vietnam Airlines. Sự phục hồi và phát triển của hãng hàng không lớn nhất cả nước được kỳ vọng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của một loạt ngành nghề liên quan như du lịch, lữ hành, thương mại…, tạo động lực khôi phục kinh tế đất nước sau giai đoạn dịch bệnh.
Được biết, khoản tín dụng trị giá 4.000 tỷ đồng dưới hình thức cho vay tái cấp vốn này nằm trong gói 12.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2020 để giúp Vietnam Airlines tăng vốn vượt qua khủng hoảng. Đây là một trong các giải pháp của Chính phủ trong vai trò cổ đông Nhà nước nắm giữ 86,19% cổ phần tại Vietnam Airlines để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Song cần lưu ý rằng gói hỗ trợ này các NHTM cho Vietnam Airlines vay với lãi suất ưu đãi, chứ không phải lãi suất là 0%, phần chênh lệch lãi suất này không phải “cho không” Vietnam Airlines mà sẽ tính vào phần vốn góp của nhà nước trong Vietnam Airlines. Các ngân hàng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân, dự kiến vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7.
Ở chiều ngược lại, việc gói 12.000 tỷ đồng chính thức được kích hoạt cũng đã mang lại niềm tin rất lớn cho các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp để có thể tiếp tục đồng hành với Vietnam Airlines trong chặng đường trụ vững, tiến tới phục hồi trong những năm tới.
Được biết, đối với khoản tín dụng 4.000 tỷ đồng dưới hình thức vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, Vietnam Airlines sẽ sử dụng nguồn lực này để thanh toán các khoản nợ quá hạn và thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh tại thời điểm giải ngân. Hãng tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 4.000 tỷ đồng vay tái cấp vốn, Vietnam Airlines đang rốt ráo triển khai các thủ tục để hoàn tất việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với quy mô phát hành 8.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2021.
Dự kiến số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được sử dụng để chi trả nợ vay ngắn hạn, các khoản nợ phải trả quá hạn chưa thanh toán và bổ sung thêm vốn sản xuất kinh doanh cho Tổng công ty.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025