-
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel
6 tháng đầu năm 2020 là giai đoạn toàn Tập đoàn Viettel đã phải thay đổi phương thức, chiến lược kinh doanh để có thể thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Dù nhiều hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tuy nhiên trong báo cáo 6 tháng Viettel vẫn hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra, trong khi xu hướng thế giới giảm chi tiêu về viễn thông, CNTT.
Những tháng đầu năm nhờ đẩy mạnh các dịch vụ phục vụ khách hàng trong xu thế chuyển đổi số, lấy nhu cầu của khách hàng làm trung tâm, doanh thu của Tập đoàn Viettel đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 9,1 % so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 19.850 tỷ đồng, đạt 110,2% so với kế hoạch. Trong đó doanh thu từ các dịch vụ mới trên nền tảng số tăng trưởng 57% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân trên nền tảng số đã đem về doanh thu 2.400 tỷ đổng, tăng trưởng 60%.
Bất chấp Covid-19, doanh thu và lợi nhuận Viettel vẫn tăng trưởng ấn tương trong 6 tháng đầu năm 2020. |
Để khách hàng có thể đảm bảo sinh hoạt, chi tiêu trong mùa dịch, Viettel đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán số trên hệ sinh thái ViettelPay: Gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng, bảo hiểm số và đầu tư số; xây dựng giải pháp thẻ du lịch, hệ thống bán vé và kiểm soát vé điện tử. Tổng số lượng giao dịch trên ViettelPay trong 6 tháng tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoài.
Diễn biến phúc tạp của Covid-19 khiến Viettel cũng đẩy mạnh tương tác khách hàng trên kênh số thay cho kênh truyền thống; các dịch vụ mới có tỷ lệ tương tác với khách hàng trên 90% trên kênh số. Nhờ đã áp dụng số hóa vào hoạt động chăm sóc khách hàng, tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông đã tăng từ 87,92% (năm 2019) lên 90,02% (năm 2020). Viettel chủ động chuyển tương tác khách hàng lên hệ thống Chatbot My Viettel tới khoảng 25.000 lượt/ngày (đạt tỷ lệ 95%). Bên cạnh đó, Viettel cũng tập trung phát triển đối tác online phục vụ Khách hàng mua sắm tại nhà, tỷ lệ voucher mua sắm online phục vụ nhu cầu khách hàng đạt 1.300 voucher, chiếm 50% trên Viettel++.
Viettel đẩy mạnh hoàn thiện và đưa vào kinh doanh các dịch vụ Cloud như dịch vụ giám sát và xử lý An toàn thông tin mạng trên nên tảng điện toán đám mây; hệ sinh thái các sản phẩm trên nền tảng Cloud (Cloud server, Cloud PC, Cloud Camera…); Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới AI vào hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, trải nghiệm khách hàng.
Viettel cũng hợp tác cùng các chuyên gia chuyển đổi số để tư vấn cho khách hàng trong thực hiện chuyển đổi số; xây dựng các nhóm chuyên trách về nghiên cứu chuyển đổi số để tư vấn cho các doanh nghiệp…
Đặc biệt, Viettel tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp số cho Chính phủ, Giáo dục, Y tế đặc biệt các giải pháp trong giai đoạn dịch Covid-19; Hoàn thành quy hoạch hệ sinh thái sản phẩm Smart City và Chính phủ điện tử…
Vào đầu tháng 8/2020, Viettel đc Asia’s Most Prestigious Leadership & Sustainability Award – ACES công bố là doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất châu Á dựa trên sức tăng trưởng, nhân lực, mức độ sáng tạo, tầm ảnh hưởng của thương hiệu tại Châu Á và mức độ cam kết đối với các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG), chi tiêu cho CNTT trên toàn thế giới dự kiến giảm 5,1% trong năm nay, còn chi tiêu cho viễn thông giảm gần 1%. Cũng theo báo cáo này, những cái tên lớn nhất của ngành viễn thông nằm trong top 30 của danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 do Brand Finance xếp hạng phần lớn đều chịu thiệt hại trong thời điểm này (China Mobile ghi nhận mức sụt giảm 2% tổng doanh thu, lợi nhuận ròng Q1/2020, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; AT&T báo cáo đã không đạt mục tiêu doanh thu và thu nhập trong quý 1/2020, với mức giảm lên tới 4,6%; Telefonica thậm chí còn giảm 10% doanh thu, lợi nhuận giảm tới 53%...
-
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc -
Tầm nhìn lớn kiến tạo nên tương lai bền vững cho Pebsteel -
NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” -
Hết quý III/2024, Hòa Phát đạt 92% kế hoạch lợi nhuận năm -
Công bố mở cảng cạn Tiên Sơn tại Từ Sơn, Bắc Ninh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm