
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
![]() |
Lễ ký kết hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tập đoàn Viettel |
Thỏa thuận thể hiện quyết tâm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội dễ dàng tiếp cập các thông tin, dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các chính sách về việc làm, an sinh xã hội.
Theo đó, hai bên nhất trí phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động quản lý, điều hành lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông giúp sự kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và người dân được thuận lợi hơn, đặc biệt là người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội.
Viettel sẽ tư vấn, cung cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các giải pháp công nghệ thông tin và các sản phẩm dịch vụ viễn thông tốt nhất nhằm xây dựng và hoàn thiện kiến trúc Chính phủ điện tử, hiện đại hóa môi trường làm việc và phục vụ cải cách hành chính, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với Bộ và ngành lao động, thương binh, xã hội là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đối tượng quản lý và phục vụ có nhiều đối tượng là hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật. Chính vì vậy, Viettel cần nghiên cứu để có các chính sách ưu đãi tốt nhất, phát triển các ứng dụng, tiện ích để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đặc biệt là các đối tượng yếu thế dễ dàng tiếp cận các thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến.
Tổng Giám đốc Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang có nhu cầu cấp thiết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin do đối tượng quản lý quá lớn và không thể làm thủ công được nữa. Với số lượng dữ liệu lớn của ngành này, nếu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổng hợp, lưu trữ sẽ thấy ngay được hiệu quả trong việc khai thác nhiều thông tin hữu ích, mang lại nhiều giá trị.
Cũng theo ông Hùng, cam kết ứng dụng công nghệ thông tin chính là cam kết về thay đổi cách vận hành bộ máy làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

-
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao