-
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền
Viettel : tham vọng lớn…
Nếu như cả năm 2013, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel dường như không đạt kết quả như kỳ vọng, khi việc thâm nhập một loạt thị trường nước ngoài chưa thành hiện thực, chỉ có Tanzania, Burundi ở châu Phi được cấp giấy phép, thì năm 2014 tình hình ít nhiều đã có khởi sắc hơn.
Viettel đã chính thức cung cấp dịch vụ tại 7 quốc gia là Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Đông Timor, Peru và Cameroon |
Ngày 15/10/2014, Viettel đánh dấu sự mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài bằng việc khai trương dịch vụ di động với thương hiệu Bitel tại thị trường Peru. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Viettel đã chính thức cung cấp dịch vụ tại 7 quốc gia là Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Đông Timor, Peru và Cameroon. Hai thị trường châu Phi khác là Tanzania và Burundi đã được cấp giấy phép và đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng.
Theo các hãng tin quốc tế, riêng tại Tanzania (nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Phi với 29 triệu thuê bao di động đang hoạt động), sau khi có giấy phép, Viettel dự kiến đầu tư 1 tỷ USD vào mạng 3G. Còn tại Burundi (quốc gia có hơn 10 triệu dân, nhưng mới chỉ có khoảng 10% dân số sử dụng dịch vụ di động), thì Viettel đang xúc tiến thành lập Công ty Viettel Burundi và triển khai mạng lưới để kinh doanh.
Ngoài ra, mới đây, đại diện Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), đơn vị phụ trách các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đã cho biết, gần như 100% cổ đông đã thông qua chủ trương đầu tư vào hai nước châu Phi khác là Congo và Kenya. Tại Kenya, Viettel cũng đã chi 118,8 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Hãng viễn thông Telkom Kenya. Bên cạnh đó, Viettel cũng đã thành lập công ty viễn thông mang tên Viettel Congo DR để điều hành và quản lý các khoản đầu tư tại Congo. Hiện tại, chưa rõ liệu Viettel sẽ tìm cách thâu tóm một nhà mạng hiện có của Congo hay sẽ tự đầu tư mới.
Đó là chưa kể việc Viettel đang tìm kiếm cơ hội, xúc tiến đầu tư vào một loạt nước khác như Belarus, Cameroon, Burkina Faso…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel đang xây dựng chiến lược trở thành công ty toàn cầu. “Tại các thị trường nước ngoài mà Viettel đầu tư, Viettel luôn phải là một trong 3 công ty lớn nhất ở thị trường đó. Viettel cũng đang đặt mục tiêu đầu tư ở 25 nước khác nhau, trong đó có một thị trường nước ngoài có 600 đến 800 triệu dân vào năm 2020 và lọt vào top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới”, ông Hùng nhấn mạnh.
… Thách thức chồng chất
Có thể nói, đầu tư ra nước ngoài của Viettel ngày càng khó, khi tài nguyên viễn thông có xu hướng cạn dần, việc mua lại giấy phép trở nên rất khó khăn. Sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) giảm. Viettel đang phải cạnh tranh với nhiều nhà mạng viễn thông nổi tiếng thế giới như Orange, Vodafone, Telefonica, SingTel… với doanh thu và kinh nghiệm hơn Viettel nhiều lần.
Điển hình cho những khó khăn này là việc Viettel không trúng thầu tại thị trường Myanmar. Bên cạnh đó, Viettel chưa trả hết nợ tại 50% thị trường có đầu tư, chưa thu hồi được vốn; số tiền lãi chuyển về nước hiện không lớn, một số thị trường có lợi nhuận thấp… Đến thời điểm hiện tại, do mới đầu tư được 1-2 năm, nên Viettel cũng chỉ mới hoạt động có lãi tại 4 trong số 7 thị trường đang vận hành.
Con số mới nhất từ Viettel Global cho thấy, doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm của Viettel Global đạt hơn 10.100 tỷ đồng, tăng 2.200 tỷ đồng (28%) so với cùng kỳ năm 2013; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 1.470 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013.
Tính đến ngày 30/9/2014, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt tương ứng là 31.700 tỷ đồng và 15.600 tỷ đồng. Cuối năm 2013, Viettel đã tăng gấp đôi vốn điều lệ của Viettel Global từ 6.219 tỷ đồng lên 12.438 tỷ đồng.
Việc Viettel tăng vốn điều lệ, tăng vốn đầu tư và đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nước ngoài đang cho thấy quyết tâm của Viettel trong việc khai phá thị trường nước ngoài. Những nước mà Viettel nhắm tới cũng không chỉ là các nước đang phát triển, mà có cả các nước phát triển. Như vậy, đồng nghĩa với việc Viettel sẽ đối mặt với cả vấn đề giải quyết bài toán kinh doanh hiệu quả tại các nước đang triển khai đầu tư và cả cạnh tranh giành giấy phép ở các thị trường mới. Liệu Viettel có vượt qua thách thức hay không, câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Hữu Tuấn
-
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
Doanh nghiệp ngoại mở rộng dịch vụ logistics -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam