
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
Thông báo của Viettel nêu rõ, chiều 23/10, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đã có văn gửi Bộ Giao thông Vận tải và các ngành chức năng để phản ánh về việc cước 3G tăng đã vô hiệu hóa các thiết bị giám sát hành trình, dẫn tới nguy cơ hàng vạn lái xe bị phạt hoặc tước bằng lái.
![]() | ||
Công văn của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đưa ra trong bối cảnh đang có rất nhiều thông tin khác nhau sau khi các nhà mạng điều chỉnh giá cước 3G.
Về vấn đề này, phía Viettel cho biết đơn vị này chính thức cung cấp dịch vụ giám sát phương tiện vận tải V-tracking từ đầu năm 2011, sau gần 3 năm cung cấp đã có hơn 15.000 thuê bao.
Cũng theo Viettel, doanh nghiệp vận tải có thể lựa chọn gói dịch vụ tùy theo nhu cầu sử dụng trong 6 gói cước trả sau của Viettel với chi phí chỉ từ 15.000 đồng/tháng. Các gói cước chuyên biệt này được Viettel thiết kế với giá ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp vận tải.
“Để chia sẻ với các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, trong đợt điều chỉnh cước các dịch vụ data vừa qua, Viettel không điều chỉnh giá cước cũng như block tính cước của cả 6 gói dịch vụ này,” phía Viettel khẳng định.
Song, đại diện của Viettel cũng cho biết hiện nhiều doanh nghiệp đã mua và sử dụng các sim Dcom, di động thông thường để sử dụng vào mục đích giám sát phương tiện vận tải, nên đã chịu ảnh hưởng khi giá cước 3G được điều chỉnh.
Do đó, để tiết kiệm chi phí, các công ty vận tải và các công ty khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ data để định vị, kết nối internet nên đăng ký sử dụng các gói cước chuyên biệt cho dịch vụ Giám sát phương tiện vận tải của Viettel.
“Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng các sim D-com và Mobile Internet thông thường (vốn được sử dụng vào mục đích khác) thì Viettel không thể quản lý được trên hệ thống để áp dụng mức cước ưu đãi,” phía Viettel kết luận.
Trung Hiền (Vietnam+)

-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”