
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() | ||
Vinalines gặp khó khăn một phần do thị trường vận tải biển quốc tế suy thoái |
Hiện Vinalines đang đầu tư, góp vốn vào 29 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 4 lĩnh vực, gồm cảng biển, vận tải biển, dịch vụ và sửa chữa tàu biển.
Theo xếp hạng của Vinalines, dựa vào 5 chỉ tiêu (doanh thu và thu nhập khác so với năm trước; lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; chấp hành các quy định pháp luật hiện hành) thì có tới 14 thành viên của Vinalines xếp hạng C và 3 thành viên xếp hạng B, trong khi chỉ có 12 thành viên xếp hạng A.
Đáng lưu ý, trong khối vận tải biển, hiện Vinalines có 10 đơn vị tham gia bao gồm, Công ty mẹ, Vận tải biển Việt Nam, Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, Vận tải biển Vinaship, Vận tải dầu khí Việt Nam, Hàng hải Đông Đô, Vận tải biển Bắc, Vận tải biển và Hợp tác lao động quốc tế, Vinashinlines và Công ty Biển Đông thì tất cả đều xếp ở vị trí… hạng bét.
Cả 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển là Công ty cổ phần Đầu tư cảng Cái Lân, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines và Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô đều đứng ở vị trí… không thể thấp hơn trong tiêu chí xếp loại doanh nghiệp theo Quy chế Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 224/2006/QĐ-TTg.
Theo quy định về xếp loại doanh nghiệp nhà nước hiện hành (Quyết định 224/2006/QĐ-TTg và Thông tư 115/2007/TT-BTC), so với năm trước, doanh thu và thu nhập khác đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp khai thác mỏ (trừ khai thác dầu khí), công nghiệp cơ khí (sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị) nếu tăng từ 5% trở lên thì doanh nghiệp được xếp loại A; tăng - giảm dưới 5% xếp loại B; giảm từ 5% trở lên xếp loại C.
Đối với ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, thương nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác, so với năm trước, doanh thu và thu nhập khác nếu tăng từ 7% trở lên thì doanh nghiệp được xếp loại A; tăng dưới 7%, giảm dưới 3% xếp loại B; giảm từ 3% trở lên xếp loại C.
Xét trên chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước, nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước tăng hơn so với năm trước, doanh nghiệp được xếp loại A; bằng hoặc thấp hơn năm trước xếp loại B; doanh nghiệp bị lỗ xếp loại C.
Còn đối với chỉ tiêu nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn, doanh nghiệp không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1 xếp loại A; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn từ 0,5 đến 1 xếp loại B; có nợ phải trả quá hạn hoặc hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5 xếp loại C.
Theo chỉ tiêu chấp hành các quy định pháp luật, doanh nghiệp không có vi phạm xếp loại A; có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính xếp loại B; bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự xếp loại C.
Xếp hạng tổng thể, doanh nghiệp xếp loại A là doanh nghiệp không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước và tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành phải xếp loại A. Doanh nghiệp xếp loại C là doanh nghiệp có chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước hoặc có 3 chỉ tiêu còn lại xếp loại C. Doanh nghiệp xếp còn lại xếp loại B.
Tổng công ty xếp loại A là đơn vị có doanh thu của các công ty thành viên, công ty có vốn góp chi phối của nhà nước xếp loại A chiếm trên 50% doanh thu của toàn đơn vị và kết quả kinh doanh toàn tổng công ty phải có lãi. Tổng công ty xếp loại C là đơn vị có doanh thu của các công ty thành viên, công ty có vốn góp chi phối của nhà nước xếp loại C chiếm trên 50% doanh thu của toàn đơn vị. Tổng công ty xếp loại B là các đơn vị còn lại.
Hàn Tín
 on local server. Be sure to CHMOD your directory to 777.)
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower