
-
EVNFinance: Lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng mạnh
-
ACBS báo lãi quý I/2025 giảm 31%, mảng môi giới thu không đủ bù chi
-
ĐHĐCĐ Gỗ Đức Thành: Vẫn giữ kế hoạch tăng trưởng trong năm 2025
-
ĐHĐCĐ CII: Thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn lên 6.264 tỷ đồng
-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE -
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
Báo cáo tài chính quý IV/2023 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 15.630 tỷ đồng và 2.351 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3,6% và 25,8% so với cùng kỳ. Thị trường nội địa mang về 13.085 tỷ đồng trong quý cuối năm, còn lại 2.534 tỷ đồng đến từ thị trường nước ngoài. Biên lãi gộp trong giai đoạn này đạt 41,2%.
Trong văn bản giải trình gừi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk – cho rằng một trong những nguyên nhân giúp lợi nhuận sau thuế tăng trưởng hai chữ số là công ty thay đổi tỷ trọng và cơ cấu sản phẩm bán ra, đồng thời tiếp tục kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Nhận định chung về thị trường hàng tiêu dùng nhanh, lãnh đạo Vinamilk cho biết công ty nhận thấy mối lo về thu nhập và việc làm đang là mối lo hàng đầu, thể hiện qua sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng như ưu tiên sản phẩm hoặc kênh mua sắm có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sử dụng sản phẩm hay thế có mức giá phù hợp hơn, chọn bao bì có dung tích lớn để tiết kiệm.
Luỹ kế cả năm, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 60.479 tỷ đồng và 9.019 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 0,7% và 5,2% so với cùng kỳ. Kết quả này hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và 105% kế hoạch lợi nhuận. Như vậy, bình quân mỗi ngày doanh nghiệp đầu ngành sữa lãi ròng khoảng 24,7 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu theo vùng địa lý có sự dịch chuyển nhẹ khi thị trường nội địa đóng góp 83,8%, trong khi năm trước đóng góp đến 84,6% vào tổng doanh thu. Hoạt động xuất khẩu năm 2023 mang về 8,3% và các chi nhánh nước ngoài đóng góp 7,8%, đều nhích lên so với mức 8,1% và 7,4% của năm trước.
Tại thời điểm cuối năm, Vinamilk có tổng tài sản 52.673 tỷ đồng. Trong đó, các khoản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn hơn 23.049 tỷ đồng. Công ty hiện có 17.648 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó bao gồm 8.456 tỷ đồng nợ vay và 8.921 tỷ đồng các khoản phải trả ngắn hạn. Theo ban lãnh đạo công ty, số dư tiền thuần hợp nhất tiếp tục được duy trì ở mức cao, đảm bảo sức khỏe tài chính và giúp công ty thương lượng được mức lãi suất tốt nhất cả về tiền gửi kỳ hạn lẫn các khoản vay. Tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức 16,1%, tăng nhẹ so với mức 13-14% của các quý trước nhằm tối ưu chi phí sử dụng vốn.
Tổng nguồn vốn của Vinamilk hiện đạt 35.026 tỷ đồng. Trong năm 2023, công ty đã chi 8.152 tỷ đồng cho cổ tức. Lợi nhuận giữ lại tại thời điểm cuối năm là 3.926 tỷ đồng và lợi ích của cổ đông thiểu số là 3.329 tỷ đồng.
-
Cảng Phước An chịu bất lợi khi vận hành “siêu cảng” -
VIX đầu tư 12.623 tỷ đồng vào chứng khoán, lãi lớn nhờ đánh giá lại các tài sản -
Chi phí đi vay tăng, Chứng khoán DNSE báo lãi quý I/2025 giảm 24% -
ĐHĐCĐ Gỗ Đức Thành: Vẫn giữ kế hoạch tăng trưởng trong năm 2025 -
Nhà Đà Nẵng đầu tư 462,2 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trước nhịp giảm tháng 4 -
ĐHĐCĐ DIC Corp: Huy động 1.800 tỷ đồng để trả nợ trái phiếu và đầu tư dự án -
ĐHĐCĐ TCM: Kế hoạch lãi 279 tỷ đồng, tăng mức cổ tức lên 15%
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura