
-
Chủ tịch Kon Tum yêu cầu các chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc
-
Hải Phòng - Hải Dương phát huy các lợi thế, mở rộng không gian phát triển hướng biển
-
Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp châu Âu
-
Quảng Trị phát huy vai trò của hạ tầng
-
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai -
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025
Theo một văn bản vừa được gửi tới Vinashin, UBND tỉnh Ninh Thuận xác nhận Tập đoàn đã chuyển vào ngân sách tỉnh Ninh Thuận số tiền trên 83,884 tỷ đồng tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná.
Trong số này, trên 81,137 tỷ USD đã được chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, với tổng diện tích đất đã thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là 171.605 m2.
Số tiền còn lại, theo văn bản do ông Đỗ Hữu Nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, ký, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chuyển trả cho Vinashin số tiền trên 484,755 triệu đồng chưa chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đã có quyết định bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa đủ tiền để chi trả.
Sở Tài chính sẽ chuyển trả cho Vinashin số tiền là 2,26 tỷ đồng tồn ngân sách.
Riêng số tiền trên 81 tỷ đồng đã được dùng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận về chủ trương khi có nhà đầu tư mới đầu tư dự án tại vị trí Dự án, thì đề nghị nhà đầu tư mới hoàn trả lại kinh phí đã bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Vinashin.
![]() | ||
Vinashin đã đổ trên 83 tỷ đồng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án Thép Cà Ná (Ảnh minh họa) |
Như vậy, trước mắt, tiền của Vinashin vẫn “chôn” tại dự án này.
Dự án Liên hợp Thép Cà Ná, do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, có tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD, được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 9/2008 và khởi công xây dựng 2 tháng sau đó.
Vào thời điểm được cấp chứng nhận đầu tư, Liên hợp Thép Cà Ná là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất được cấp phép. Dự án này, vào thời điểm đó, đã được đặt rất nhiều kỳ vọng.
Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, Dự án chậm triển khai và cuối cùng, Lion Group đã tuyên bố rút khỏi Dự án. Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư dự án này.
Khi Dự án Liên hợp Thép Cà Ná “phá sản”, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận về chủ trương để chuyển đổi Dự án Khu liên hợp sản xuất thép Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận thành Khu công nghiệp Cà Ná với quy mô 1.000 ha.
Ngày 11/8/2011, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Phát triển Năng lượng Đại Dương là đại diện tổ hợp các nhà đầu tư lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Cà Ná.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, chưa có thông tin chính thức về chủ đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Cà Ná.
Nguyên Đức

-
Trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc -
Bản sắc của một siêu đô thị -
Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường dây 220 kV Than Uyên - 500 kV Lào Cai -
Kon Tum bổ sung 15 dự án vào danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 -
Quảng Nam cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D trong tháng 11/2025 -
TP.HCM khẳng định vị thế dẫn đầu trong thu hút FDI -
Bà Rịa - Vũng Tàu đón làn gió mới từ nâng cấp hạ tầng và kế hoạch sáp nhập
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025