
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
![]() |
Vinatex góp 52% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh xơ sợi xuất khẩu tại Thừa Thiên Huế. |
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Vinatex ngày 26/12/2017 đã quyết định ủy quyền cho Tổng giám đốc Vinatex triển khai góp vốn thành lập Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng.
Theo đó, Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng có số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của Tập đoàn là 52%, tương đương 13 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng tiền thân là Chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Nhà máy sợi Phú Hưng. Gần đây, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có quyết định chuyển đơn vị này thành Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng.
Nhà máy sợi Phú Hưng thuộc Công ty cổ phần Vinatex Phú Hưng đặt tại Khu công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên, Huế. Nhà máy này được khởi công xây dựng năm 2013, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, nguyên liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế.
Nhà máy có quy mô 21.600 cọc sợi với sản lượng trên 5.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.
Nhà máy có dây chuyền máy móc hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu như Murata, Toyota, Rieter, Uster... chủ yếu sản xuất các sản phẩm 100% sợi cotton, sợi pha (TC và CVC) chải thô và chải kỹ với chi số từ Ne 20 đến Ne 45 trên dây chuyền sản xuất hiện đại với các nhà quản lý kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên năng động, công nhân có tay nghề cao.
Sản phẩm của nhà máy đã và đang được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Ai Cập... Trong thời gian tới, mục tiêu của nhà máy là tiếp tục thâm nhập vào các thị trường tiềm năng như Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, …
Đầu tư Nhà máy sợi Phú Hưng nằm trong chiến lược phát triển bền vững của ngành và Tập đoàn, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh của Dệt May Việt Nam tại thị trường nội địa và hội nhập thị trường thế giới, phát triển tiềm năng sản xuất và tiêu thụ sợi,

-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort