
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
Kết quả kinh doanh của Vinatex trong năm 2015 đã phản ánh khá rõ sự chật vật của các doanh nghiệp dệt may, dù về cơ bản, ngành này vẫn đang được nhận định có nhiều cơ hội lớn về thị trường xuất khẩu.
Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Vinatex cho biết, dù xuất khẩu tăng cao, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều do phải giảm giá xuất khẩu hàng dệt may để cạnh tranh với các nước khác, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn và nhiều nước phá giá đồng nội tệ, cộng với chi phí đầu vào (điện, nước…) đều tăng.
![]() |
. |
“Trong năm 2015, sự phá giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8/2015, Ấn Độ và Indonesia phá giá đồng Rupi… ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, kéo theo mặt bằng giá sản phẩm dệt may đi xuống tại các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Vì vậy, để giữ được đơn hàng, khách hàng, doanh nghiệp thuộc Vinatex phải chấp nhận giảm giá sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm”, ông Dũng lý giải.
Một yếu tố khiến lợi nhuận của Vinatex không thể tăng là trong năm 2015, giá bông giảm xuống mức dưới 60 US cent/pound vào tháng 2 và tháng 10/2015, giá sợi filament polyester cũng giảm, chạm đáy vào tháng 10/2015. Vinatex có nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sợi bị ảnh hưởng nặng về sự giảm giá này. “Có những hợp đồng doanh nghiệp đang giao hàng, nhưng bị khách hàng yêu cầu giảm giá, hoặc bị ngưng lại”, đại diện Vinatex cho biết.
Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định, kết quả kinh doanh của Công ty mẹ năm 2015 vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao.
Được biết, năm 2016, Vinatex đề ra các chỉ tiêu cao hơn so với năm 2015. Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11%, đạt gần 45.000 tỷ đồng; doanh thu tăng 8%, đạt 57.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 10%, đạt 1.485 tỷ đồng.
Ông Trần Việt, người phát ngôn của Vinatex cho hay, để hoàn thành mục tiêu đề ra, Vinatex và các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải rất nỗ lực, bởi năm 2016, dự tính ngành dệt may sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn như trong năm 2015. Một vấn đề khiến doanh nghiệp lo ngại không kém là chính sách tăng lương tối thiểu, tăng số tiền trích nộp bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sẽ khiến chi phí tăng.
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower