-
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á -
Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản dự kiến đầu tư lên đến 35% vào công ty AI mới của FPT -
Cận cảnh hàng ngàn siêu chip NVIDIA tại Nhà máy AI đầu tiên của FPT tại Việt Nam -
VNPT đồng hành cùng Hà Nội xây dựng nền tảng số cho thành phố thông minh -
Connexus: Tương lai bán dẫn Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
Quỹ đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
VinVentures là Quỹ đầu tư công nghệ được tài trợ bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup. Tổng tài sản Quỹ đang quản lý là 150 triệu USD, trong đó 100 triệu USD là danh mục đã đầu tư kế thừa từ Vingroup và 50 triệu USD dự kiến giải ngân trong 3 - 5 năm tới.
Logo nhận diện của Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures mới ra mắt với tổng tài sản 150 triệu USD. |
Trọng điểm đầu tư của VinVentures là Trí tuệ nhân tạo (AI); Chất bán dẫn (Semiconductor) và Điện toán đám mây (Cloud) và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Quỹ cũng mở ra cơ hội cho các startup ở các lĩnh vực khác nếu có tiềm năng tăng trưởng, có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, không nhất thiết giới hạn ở những startup liên quan đến Vingroup.
Phạm vi đầu tư của Quỹ trước mắt là thị trường Việt Nam, hướng tới các startup với đội ngũ sáng lập nội địa ở giai đoạn đầu (giai đoạn hạt giống và giai đoạn Series A - giai đoạn 2 và 3/5 vòng gọi vốn startup). Trong tương lai, Quỹ sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận tới những startup trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường có đặc điểm phát triển tương đồng với Việt Nam như Singapore, Indonesia và Philippines.
Về quy trình đầu tư, Quỹ và đơn vị được đầu tư sẽ thực hiện theo các bước: gặp gỡ, trao đổi thông tin, nghiên cứu sản phẩm, thị trường startup hướng đến, thẩm định đầu tư, ký thỏa thuận thương thảo và sau đó ký kết hợp đồng đầu tư. Thời gian từ khi startup nộp hồ sơ cho đến khi nhận được giải ngân có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng và tối đa 6 tháng với các thương vụ quy mô lớn.
Điều kiện để VinVentures đầu tư là các startup có tiềm năng phát triển bền vững, có tốc độ tăng trưởng tốt, các sản phẩm dịch vụ có khả năng thương mại hóa, ứng dụng thực tiễn cao và đội ngũ sáng lập có uy tín và kinh nghiệm. Các thương vụ sẽ được triển khai trên nguyên tắc đầu tư chuyên nghiệp, trong đó, VinVentures sẽ mua cổ phần và trở thành cổ đông công ty với kỳ vọng lợi nhuận cụ thể.
Trọng điểm đầu tư của Quỹ VinVentures là Trí tuệ nhân tạo (AI); Chất bán dẫn (Semiconductor) và Điện toán đám mây (Cloud) và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. |
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm (Giám đốc Điều hành Quỹ VinVentures - Tập đoàn Vingroup) cho biết: “Bên cạnh việc góp vốn, giá trị đặc biệt mà VinVentures mang lại cho các startup chính là khả năng kết nối với các công ty trong hệ sinh thái của Vingroup ở cả hai vai trò: môi trường thẩm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ cho các startup trước khi ra thị trường và khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, với mạng lưới và nguồn lực của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực, chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các startup kết nối với những đối tác lớn trên thị trường và là “bệ phóng” cho các startup tiềm năng trong tương lai”.
Đầu tư vào các startups công nghệ luôn là chiến lược nhất quán của Vingroup trong quá trình dịch chuyển thành tập đoàn Công nghệ hàng đầu Việt Nam. Trước VinVentures, Vingroup cũng đã đầu tư cho nhiều startup công nghệ thông qua các Quỹ như Vingroup Ventures, VinTech City. Với nguồn lực mạnh từ tập đoàn, các startup đều phát triển thành công và có sản phẩm ra thị trường, thậm chí vươn lên vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động như VinBigData, VinAI, VinBrain, VinCSS....
Tiếp nối sứ mệnh kiến tạo, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số của Vingroup, VinVentures tạo điều kiện tối đa để các ý tưởng, sáng tạo công nghệ được hiện thực hóa, vươn ra thị trường Việt Nam và khu vực, đồng thời mở rộng nguồn thu cho Tập đoàn.
Theo báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu (GESER 2023) của startup Genome, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Số lượng startup ở Việt Nam cũng tăng mạnh, từ khoảng 1.600 vào thời điểm đại dịch Covid-19 lên hơn 3.800 trong thời điểm hiện tại, trong đó các startups về AI chiếm gần 10% tổng số lượng.
-
Galaxy S25 Ultra: Giá tăng, nhưng liệu có xứng đáng với kỳ vọng? -
Cận cảnh hàng ngàn siêu chip NVIDIA tại Nhà máy AI đầu tiên của FPT tại Việt Nam -
VNPT đồng hành cùng Hà Nội xây dựng nền tảng số cho thành phố thông minh -
Sau Tiktok, Google đặt văn phòng đại điện tại Việt Nam từ tháng 4/2025 -
ChatGPT thu hút hơn 300 triệu người dùng hàng tuần -
Việt Nam sẽ có hơn 90 triệu thuê bao 5G -
Connexus: Tương lai bán dẫn Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/12 -
2 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
3 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12
- Vinexad thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu
- Khách đi tuyến Metro số 1 sẽ có cơ hội nhận code giảm giá của Grab
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 1)
- TTC AgriS liên tục được vinh danh top doanh nghiệp hoạt động quản trị công ty tốt nhất
- Chăm sóc sức khoẻ dễ dàng với FWD Bảo hiểm sức khoẻ trực tuyến
- Công bố Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam trong các ngành kinh tế trọng điểm