-
Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City -
Bỏ thi lớp 6, các trường THCS chất lượng cao sẽ tuyển sinh thế nào -
Việt Nam cấp 1.160 suất học bổng cho lưu học sinh Lào năm học 2025 -
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi -
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 là tiếng Anh
Buổi Lễ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục thuộc các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm trong ngành Giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao danh hiệu cho các Nhà giáo Nhân dân. |
Đồng thời, tuyên truyền, tạo sức lan tỏa, nhân rộng gương sáng nhà giáo điển hình tiên tiến, có nhiều cống hiến và đóng góp trong toàn ngành, động viên đội ngũ nhà giáo vượt khó vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Buổi Lễ có sự góp mặt của 7 Nhà giáo Nhân dân, 72 Nhà giáo Ưu tú của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng 191 nhà giáo tiêu biểu năm 2021 được bình chọn từ 63 tỉnh, TP trong cả nước và các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Dù mỗi người giữ một cương vị, đảm đương một nhiệm vụ khác nhau nhưng điểm chung của các thầy cô là sự tâm huyết, trách nhiệm, hăng say yêu nghề; là sự quyết tâm không ngừng đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất; là sự tận tụy, thầm lặng cống hiến trí tuệ, tâm sức cho sự nghiệp giáo dục.
Vinh danh các nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, đây là những tấm gương tiêu biểu đại diện cho hàng triệu nhà giáo đang lặng thầm hy sinh cống hiến trên khắp mọi miền tổ quốc.
Những giáo viên được vinh danh là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số học sinh. Đó là những giáo viên không ngừng đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy.
Đây cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua…
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ ngừng tới lớp - không ngừng học tập, toàn ngành Giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong giai đoạn khó khăn, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy cô giáo đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành.
"Qua đó, củng cố thêm sức mạnh, niềm tin để toàn ngành tiếp tục nỗ lực, vượt khó, không chỉ trong giai đoạn “thích ứng tạm thời” hiện nay, mà còn trên cả chặng đường dài đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.
Trước đó, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt, chúc mừng 60 cán bộ quản lý, nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc ngành Giáo dục năm 2021.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ nhà giáo trên cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ nhà giáo trên cả nước. |
Theo Thủ tướng, trong suốt những năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn đánh giá cao những đóng góp của các nhà giáo trên mọi miền của đất nước cho sự nghiệp "trồng người" cao cả, rộng hơn là cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc; nhất là những giáo viên vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh chia sẻ với những khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục, Thủ tướng ghi nhận, những năm gần đây, giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giáo dục Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế như cải thiện vị trí xếp hạng các trường đại học trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế.
Gần 2 năm qua, giáo dục gặp nhiều khó khăn thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng toàn ngành nói chung và đội ngũ thầy cô giáo đã khắc phục khó khăn, biến nguy thành cơ. Coi đây là cú hích để chúng ta thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn ngành Giáo dục để tăng khả năng thích ứng hoàn cảnh, nhất là quản lý rủi ro.
Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng là cơ hội để ngành Giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho nhiều lĩnh vực khác, tác động lớn đối với sự phát triển đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, chúng ta đang thực hiện quyết liệt các giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học; phương châm “Lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ nhắc đến 3 từ khóa “kiềng 3 chân” trong cơ sở giáo dục: Nhà trường là nền tảng; thầy cô là động lực và học sinh là trung tâm. Tất cả hướng đến mục tiêu học thật, thi thật và nhân tài thật.
Thủ tướng cũng lưu ý, bên cạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, chúng ta cần thích ứng linh hoạt và hiệu quả nhưng không được phép chủ quan, lơi là; không hoảng hốt, mất bình tĩnh và cần có kế hoạch mở cửa trường học an toàn, vừa dạy, học vừa phòng chống Covvid-19...
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng cũng nhấn mạnh một số vấn đề Chính phủ cần giải quyết sớm để tạo điều kiện cho ngành Giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Về vấn đề học trực tuyến, Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để học sinh học trực tuyến quá lâu. Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp với các địa phương có phương án, giải pháp khắc phục việc này theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn nhưng phải phải hết sức khẩn trương, đảm bảo an toàn chống dịch.
Nghiên cứu thí điểm kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng khu vực và mức độ bao phủ vắc-xin.
Với giáo viên, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và ngoài công lập.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu xem xét giảm học phí cho học sinh vì thực tế một số nơi đã giảm nhưng một số nơi vẫn chưa làm. Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát lại, phối hợp với các cơ quan chức năng các địa phương hỗ trợ các cháu và gia đình, nhất là ở những tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do dịch.
“Mục tiêu của chúng ta là không để cháu nào phải bỏ học do đại dịch, do hoàn cảnh, không để ai bị bỏ lại phía sau trong thực hiện quyền được học tập”, người đứng đầu Chính phủ nêu.
Về điều kiện trang thiết bị cho dạy học trực tuyến, Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho học sinh, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn.
-
Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc -
Bến Tre: Khai mạc Lễ hội Hoa - kiểng Chợ Lách năm 2025 -
5 nút giao trọng điểm tại Hà Nội sắp có cầu vượt mới -
Những trường hợp nào được tuyển thẳng, cộng điểm ở kỳ thi lớp 10 THPT? -
Bỏ thi tuyển vào lớp 6 tất cả các trường THCS từ mùa tuyển sinh 2025 -
Sinh viên đại học nên dùng AI ở mức độ nào? -
Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo việc mạo danh Bộ tổ chức các cuộc thi để trục lợi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả