-
Cầu truyền hình "Tình sâu nghĩa nặng" kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 -
Trường Hữu nghị 80 mở khóa học dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh Lào - Campuchia -
Trao giải Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam -
Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” -
Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố phương án tuyển sinh lớp 10 -
C asean Vietnam mở workshop “Cách tiếp cận cho các nhiếp ảnh gia độc lập"
Vinh danh 337 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Tham dự Lễ Tuyên dương có: Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy; bà Trần Lan Phương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân.
Đặc biệt là sự có mặt của 337 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen thưởng nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
337 Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 có mặt trong sự kiện đặc biệt vinh danh này. (Ảnh Trần Hiệp) |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định tôn vinh nghề dạy học, vinh danh nhà giáo đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp của đất nước chúng ta. (Ảnh Trần Hiệp) |
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Tôn vinh nghề dạy học, vinh danh nhà giáo đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp của đất nước chúng ta.
Nhiều năm nay, ngành giáo dục đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện tuyên dương nhà giáo tiêu biểu, đặc biệt vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ trì phối hợp cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ tuyên dương, trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng gửi lời chào mừng, chúc mừng 21 Nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo có mặt tại đây ngày hôm nay.
Chương trình vinh danh 21 Nhà giáo nhân dân, 65 nhà giáo ưu tú và 251 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho 1,6 triệu nhà giáo trên khắp cả nước. (Ảnh Trần Hiệp) |
Bộ trưởng bày tỏ ghi nhận, đánh giá rất cao đối với sự đóng góp của các cô các thầy cho ngành giáo dục, cho sự nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo của đất nước trong suốt thời gian qua; đồng thời bày tỏ sự tự hào, tri ân, cảm ơn và chúc mừng đặc biệt tới các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú đã được lựa chọn.
Để thực hiện thành công những nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục toàn ngành Giáo dục phải rất quyết tâm và cần hội đủ nhiều điều kiện cần thiết. Trong đó, yếu tố con người, mà tiêu biểu là các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng.
Các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu sẽ là những hạt nhân phát huy tốt nhất kinh nghiệm, trí tuệ, quyết tâm và sự sáng tạo của bản thân, đồng thời chia sẻ, lan tỏa, truyền cảm hứng tích cực, nhân rộng những điều tốt đẹp tới cộng đồng các nhà giáo.
Các danh hiệu là sự ghi nhận, sự tôn vinh cho cái đã qua, bề dầy sự thể hiện và đóng góp của các cô, các thầy, đồng thời cũng là những kỳ vọng, trông đợi các cô, các thầy tiếp tục tỏa sáng, tham gia góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
“Gừng thêm cay cùng thời gian, thầy thêm giỏi cùng năm tháng. Kính mong và kính mong các thầy cô tiếp tục tự học, tự đổi mới mình, vượt qua các giới hạn của bản thân để phát huy tốt nhất sự ưu tú của mình.
Các thầy cô là những người ưu tú cần làm hạt nhân cho việc giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó. Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần dấn thân, gánh vác, chủ động, tích cực với những việc đã làm, đang làm và cần làm cho ngành Giáo dục”, Bộ trưởng bày tỏ.
Danh hiệu không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm
Làm giáo dục là một việc khó, giáo dục chân chính, giáo dục cho đúng đạo lý, giáo dục hướng tới chất lượng cao, cuốn hút người học, lan tỏa được tinh thần sáng tạo và cảm hứng học tập bất tận cho người học lại càng khó.
Để đạt được danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, nhà giáo tiêu biểu, các thầy cô đã tận tụy và yêu nghề, đã có rất nhiều đóng góp, đã vượt qua những khó khăn thử thách để thể hiện bản thân và lan tỏa các giá trị tốt đẹp.
Thay mặt cho 337 thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo tiêu biểu năm 2024, cô giáo Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, là nhà giáo nhân dân đầu tiên của tỉnh Yên Bái, xúc động chia sẻ:
“Được sinh ra và lớn lên trên vùng đất quế Văn Yên - một huyện miền núi vùng cao xa xôi của tỉnh Yên Bái, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã ước mơ mình được làm cô giáo, đã thường chơi trò chơi dạy học, bắt các bạn cùng nhóm mầm non làm học sinh để mình làm cô giáo. Và tôi đã theo đuổi mơ ước ấy suốt những năm tháng học phổ thông. Tốt nghiệp THPT, giữa lúc bạn bè người chọn ngành Y, ngành Dược, Thương nghiệp, Ngoại thương… riêng tôi, tôi chọn thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội, và với nỗ lực cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các thầy cô, mơ ước của tôi đã thành sự thật.
34 năm đứng trên bục giảng, cô giáo Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, là nhà giáo nhân dân đầu tiên của tỉnh Yên Bái có nhiều trăn trở cho sự phát triển của ngành. |
Từ khi trở thành cô giáo, trong đầu tôi luôn tâm niệm lời dạy của Bác Hồ: "Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy như thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh". Vì vậy, mỗi giờ học tôi đều đầu tư nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp với nguyên tắc: trong mỗi bài dạy, kiến thức phải được cô đọng, trọng tâm, không dàn trải. Phải phát huy tối đa tính tích cực của học sinh để các em tự khám phá tìm tòi kiến thức thì sẽ nhớ rất lâu. Bên cạnh đó học phải đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống, sẽ làm cho các trò thấy được ý nghĩa của mỗi môn học.
Không chỉ truyền thụ kiến thức, tôi tâm niệm rằng giáo dục không chỉ bằng trí óc mà còn bằng cả con tim, còn phải “dạy người” cho các học sinh thân yêu. Tình yêu thương chân thành và sự quan tâm đúng mực của mỗi nhà giáo có thể dìu dắt học trò vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành học sinh tiêu biểu, những công dân có ích cho xã hội.
Với phương châm như vậy, nên suốt 34 năm qua đứng trên bục giảng, được chứng kiến những thăng trầm, những đổi thay, những bước đột phá của nền giáo dục nước nhà, dù còn muôn vàn khó khăn vất vả, nhưng tôi cùng với các đồng nghiệp của mình vẫn vững tay lái, chắc tay chèo, tất cả vì học sinh thân yêu, vì nhiệm vụ thiêng liêng của nghề thầy: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Để hôm nay, được đứng đây nhận danh hiệu vinh dự cao quý nhất do Nhà nước trao tặng cho nhà giáo, đọc dòng chữ “Đã có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của dân tộc” bản thân tôi vô cùng xúc động nhưng đồng thời không khỏi lo lắng, trăn trở.
Các thầy cô là những tấm gương sáng không chỉ trong nhà trường mà với toàn xã hội. (Ảnh Trần Hiệp) |
Nỗi trăn trở của cô giáo Hạnh cũng như của toàn ngành giáo dục bởi năm học 2024 - 2025, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng cho toàn bộ các cấp học ở bậc phổ thông, và lứa học sinh đầu tiên sẽ thực hiện kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo chương trình mới, cấu trúc đề thi mới, cả xã hội đang dõi theo kết quả đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển vượt bậc và trí tuệ nhân tạo, sẽ tạo những cơ hội và thách thức trên tất các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo.
Với mục tiêu, yêu cầu, giải pháp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; phát triển giáo dục số, giáo dục thông minh, giáo dục cá nhân hóa, giáo dục sáng tạo, giáo dục thích ứng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, trang bị cho học sinh, sinh viên các kỹ năng thiết yếu để thích ứng học tập, làm việc hiệu quả, an toàn trong không gian số, đòi hỏi toàn ngành Giáo dục phải nỗ lực hiện thực hoá Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…, phấn đấu mỗi nhà giáo là một tấm gương thật mẫu mực cho học sinh noi theo, luôn tích cực đổi mới phương pháp, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn đầu ra và mục tiêu đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.
1. PGS.TS Phạm Văn Bổng, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Bộ Công thương
2. Tiến sĩ Trần Đức Cân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Bộ Công thương
3. Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ Quốc phòng
4. PGS.TS Vũ Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 2, Bộ Quốc phòng
5. GS.TS Trần Văn Phòng, Giảng viên cao cấp Viện Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
6. GS.TS Từ Quang Hiển Giảng viên cao cấp, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo
7. GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông - Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Giao thông - Vận tải)
8. GS.TS Phạm Huy Khang, Giảng viên cao cấp Bộ môn Đường ô tô và sân bay, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo
9. GS.TS Đinh Xuân Khoa, Giảng viên cao cấp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Vinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. GS.TS Trần Đăng Xuyền, Nguyên giảng viên cao cấp, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
11. GS.TS Vũ Anh Tuấn, Nguyên Trưởng bộ môn Văn học Việt Nam 1, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo
12. GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
13. GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Giảng viên cao cấp, Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo
14. GS.TS Ngô Thắng Lợi, Giảng viên cao cấp, Khoa Kế hoạch và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo
15. PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại, Bộ Giáo dục và Đào tạo (hiện nay là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Thương mại)
16. GS.TS Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giảng viên cao cấp, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Nhà giáo Huỳnh Duy Thủy, Nguyên Giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Chu Văn An, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định
18. Nhà giáo Nguyễn Thị Thu Vân, Giáo viên Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
19. Nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Siêu, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
20. Nhà giáo Đỗ Thị Hồi, Giáo viên Trường Tiểu học Lạc Hòa 1, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
21. Nhà giáo Vũ Thị Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái
-
Cầu truyền hình "Tình sâu nghĩa nặng" kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 -
Trường Hữu nghị 80 mở khóa học dự bị tiếng Việt cho lưu học sinh Lào - Campuchia -
Thủ tướng Chính phủ: Gặp gỡ các nhà giáo tiêu biểu nhân ngày nhà giáo Việt Nam -
Trao giải Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam
-
Vinh danh Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024 -
Thông tin cơ bản về nhóm G20 và sự tham gia của Việt Nam -
“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ -
Gặp mặt 60 nhà giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” -
Quyết định của Thủ tướng chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân -
Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm công bố phương án tuyển sinh lớp 10 -
C asean Vietnam mở workshop “Cách tiếp cận cho các nhiếp ảnh gia độc lập"
-
1 Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Đà Nẵng -
2 Phương án đầu tư đường trục giao thông đô thị TP.HCM - Long An - Tiền Giang -
3 Hơn 2.500 kỹ sư, công nhân làm việc ngày đêm, Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất băng băng về đích -
4 Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hải Phòng trị giá 11,6 tỷ USD vào tháng 7/2027 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 17/11
- Home Credit Việt Nam thành lập Văn phòng đại diện tại TP.HCM
- TechX - Đối tác đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Generative AI trên nền tảng AWS
- MAP Life ra mắt Bộ Hợp đồng bảo hiểm mới 2024 - BE HAPPY
- Wataco cùng Sato-Sangyo Việt Nam khởi động Dự án Điện mặt trời áp mái Giai đoạn 1
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp