-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm -
Khánh Hòa nêu lý do đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương gặp khó -
Chứng khoán Việt Nam 2025: Nhiều yếu tố hỗ trợ khối ngoại trở lại thị trường -
Chờ cú huých trên thị trường IPO -
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới
Sau động thái thận trọng và lùi bước từ vùng cản, diễn biến thị trường chậm lại với trạng thái thăm dò. Trong phiên, chỉ số có giảm điểm, nhưng áp lực bán không quyết liệt. Lực cầu sau đó gia tăng tốt trong phiên chiều với thanh khoản cải thiện tốt hơn, nhiều mã bật tăng giá mạnh khá tich cực.
Kết phiên, VN-Index tăng 7,12 điểm (+0,62%), đóng cửa tại 1.150,81 điểm. Thanh khoản khớp lệnh giảm với 496,7 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HoSE, tương ứng 11.201 tỷ đồng giá trị. HNX-Index tăng 0,62 điểm (+0,27%) lên 234,17 điểm. Độ rộng trên 2 sàn niêm yết duy trì tích cực với 363 mã tăng giá (18 mã tăng trần), 265 mã giảm giá (4 mã giảm sàn) và 146 mã giá tham chiếu.
Mặc dù VN-Index phục hồi với thanh khoản thấp, nhưng với tâm lý cải thiện tốt hơn khi chỉ số vượt lên vùng quanh 1.150 điểm, do đó, thị trường có nhiều diễn biến tích cực nổi bật hơn.
Nhóm VN30 tăng 7,01 điểm (+0,6%), đóng cửa tại 1.167,29 điểm. Trong nhóm, có đến 21 mã tăng giá như SSI (+4%), GVR (+3,2%), PLX (+2,5%), STB (+1,6%), VIC (+1,2%)... Ở chiều ngược lại, có 6 mã đóng cửa với sắc đỏ, đó là SAB (-1,2%), VHM (-1,2%), BCM (-0,9%), GAS (-0,5%), ACB (-0,4%), BID (-0,1%).
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí nhiều mã có diễn biến rất tích cực sau những thông tin sơ bộ về báo cáo quí 3/2023 tăng trưởng tốt với PVD (+6,11%), PVC (+5,23%), PVB (+5,18%), PVT (+4,71%), PVS (+4,23%)...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán kỳ vọng kết quả kinh doanh phục hồi mạnh, nổi bật như FTS (+6,94%), AGR (+5,74%), SHS (+5,20%), VCI (+4,88%)... Các cổ phiếu nhóm bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng có diễn biến khá tích cực và hướng đến vùng giá tương ứng lúc VN-indexx 1.250 điểm như SZC (+3,86%), VGC (+3,35%), GVR (+3,24%), DPR (+2,98%), PHR (+2,06%)...
Trong khi đó, các cổ phiếu bất động sản phân hóa hơn QCG (+6,57%), DXG (+4,41%), NTL (+2,17%), CEO (+2,04%)... ngoài các mã giảm điểm với SJS (-3,87%), VPH (-2,98%), NDN (-0,98%)...
Khối ngoại quay lại mua ròng trên sàn HoSE, với giá trị 22,8 tỷ đồng. Trong đó, họ mua nhiều tại SSI (+31,4 tỷ), VCB (+26,6 tỷ), STB (+23,1 tỷ), VIC (+22,2 tỷ), PC1 (+19,9 tỷ)… Ở chiều ngược lại, họ bán mạnh tại VHM (-46,2 tỷ), BID (-32,9 tỷ), VPB (-29,7 tỷ), SAB (-25,2 tỷ), FUEVFVND (-24,7 tỷ)…
Chứng khoán SHS đánh giá, xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang trong nhịp hồi phục kỹ thuật sau giai đoạn điều chỉnh khá sâu. Hiện tại, VN-Index đang giao dịch tại vùng kháng cự quanh 1.050 điểm và kỳ vọng chỉ số sẽ có thể kiểm định lại ngưỡng 1.170 điểm trong thời gian tới. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số quanh vùng 1.135 điểm.
-
"Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng" -
Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 30/6/2025 -
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
Ngành tài chính sẽ tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực cho phát triển -
Dòng tiền "nghỉ tết", VN-Index giảm hơn 5 điểm trong phiên cuối cùng của năm 2024 -
Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững