Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 06 tháng 10 năm 2024,
VN-Index đóng cửa sắc xanh, cổ phiếu dầu khí, điện tăng mạnh
Hải Trần - 19/07/2022 18:02
 
Về cuối phiên giao dịch, trước sự bứt phá của hàng loạt cổ phiếu dầu khí cùng một số cổ phiếu lớn, VN-Index có sự hồi phục tốt.

VN-Index tiếp tục trải qua giai đoạn đi ngang khi lực cầu và cung tỏ ra cân bằng. Mở phiên trong sắc đỏ và sau đó giao dịch theo hướng giảm nhẹ. Sau đó, vào thời điểm VN-Index chỉ giảm 7 điểm, lực cầu đã nhanh chóng xuất hiện và kéo thị trường về trạng thái cân bằng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,84 điểm (0,16%) lên 1.178,33 điểm. HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,07%) xuống 284,43 điểm. Và UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,49%) lên 87,89 điểm.

Thanh khoản của 3 sàn lần lượt là HOSE: 11.262 tỷ đồng, HNX: 1.298 tỷ đồng, UPCOM: 752 tỷ đồng.

Phiên giao dịch đi ngang với số mã giảm (252) áp đảo số mã tăng (188), ghi nhận khởi sắc ở nhóm dầu khí và điện với mức tăng phổ biến từ 2%-4%, thậm chí NT2 tăng trần 6,9%. Còn lại, mức độ phân hóa của các nhóm ngành nhìn chung ở mức cao khi có sự tăng giảm đan xen của các cổ phiếu, tuy nhiên mức tăng/giảm không quá cao, phổ biến từ 1%-2%.

Cụ thể, cổ phiếu ngành điện tăng mạnh với hai cổ phiếu trần HID và NT2. Hàng loạt cổ phiếu khác tăng mạnh như VSH (2,93%), VPD (5,26%), POW (2,67%), PIC (4,9%).

Ngành bất động sản đã chuyển từ đỏ sang xanh nhẹ 0,16% với điểm nhấn HQC trần và VIC tăng 1,18%. Trong đó, HQC vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc chào bán riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp để huy động 1.000 tỷ đồng.

Trong nhóm bất động sản, DIG có lúc giảm gần 3% nhưng đến cuối phiên tăng 2,8%,  HAR (3,46%), HUT (3,68%), HDG (4,16%). KBC tăng 2,67% trước thông tin Đầu tư Vinatex-Tân Tạo (công ty riêng gia đình ông Đặng Thành Tâm) đã mua 5 triệu cổ phiếu KBC.

Chiều ngược lại, TDH giảm 1,91%, NLG giảm 1,99%, DXG giảm 2,34%...

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.591 tỷ đồng, giảm 2%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 4% xuống còn 9.652 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 290 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục bán ròng với giá trị gần 360 tỷ đồng, trong đó chứng chỉ quỹ FUEVFVND, BSR và HPG bị bán mạnh nhất với giá trị lần lượt là 49 tỷ, 49 tỷ và 72 tỷ đồng.

Mới đây, VinaCapital đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý III/2022 có khả năng vượt 10% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong quý III/2021, dẫn tới mức GDP nền thấp khi so sánh với hoạt động của quý III năm nay.

VinaCapital dự báo GDP quý III vượt 10% so với cùng kỳ sẽ là chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Cảnh báo duy nhất cho triển vọng rất khả quan đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam là GDP của Mỹ đang chậm lại. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên nhu cầu đối với các sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam” như tivi, đồ nội thất và smartphone. Ngoài ra, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đã chậm lại từ mức tăng 50% (so với cùng kỳ) trong nửa đầu năm 2021, xuống còn khoảng 23% trong 6 tháng đầu năm 2022.

VinaCapital dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm xuống khoảng 10% vào cuối năm, do nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm lại.

Kết luận, VinaCapital cho rằng, GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong quý II và kỳ vọng sẽ còn tăng vọt trong quý III nhờ vào sự tiếp tục gia tăng của tiêu dùng trong nước. Một số nhà đầu tư lo ngại rằng, nền kinh tế toàn cầu chậm lại - và đặc biệt là ở nền kinh tế Mỹ - sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, nhưng dự báo tăng trưởng GDP 7,5% của VinaCapital đã giả định tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc lớn trong năm nay.

Góc nhìn TTCK tuần 18-22/7: Tiếp tục hồi phục, VN-Index hướng đến ngưỡng tâm lý 1.200 điểm
Trên góc nhìn lý thuyết sóng Elliott, VN-Index có khả năng đã hoàn thành một chu kỳ gồm 8 sóng (1-2-3-4- 5-a-b-c) từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2021 cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư