-
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
Các ngân hàng mở rộng tín dụng một cách lành mạnh
Một số ngân hàng mới đây đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm với lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Theo giới chuyên môn, ngân hàng vẫn ''kiếm đậm'' trong 2 quý vừa qua nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến hết ngày 30/6, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% so với cuối năm 2021 và cao hơn nhiều so cùng kỳ năm ngoái (6,9%). Trao đổi tại talkshow “Chọn danh mục kỳ 12: Khơi dòng vốn sản xuất, kinh doanh”, do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Hương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, mã chứng khoán ABB) nhận định, điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng tích cực, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế được cải thiện là tín hiệu tốt, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cả nước trong 6 tháng đầu năm.
Dẫn chứng từ hoạt động của ABBank, bà Hương cho biết, năm nay là năm tích cực khi ngân hàng có sự tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm. Đến hết tháng 6/2022, ABBank đã sử dụng 99% hạn mức tín dụng được NHNN thông báo từ đầu năm. Vào giai đoạn cuối năm, ngân hàng này kỳ vọng sẽ có sự mở rộng room tín dụng trong quý III, sau khi đã gửi công văn lên NHNN.
Theo bà Hương, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống mà NHNN định hướng cho năm 2022 là 14%. Với mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng là 9,35%, vẫn có những dư địa để đạt 14% đến cuối năm.
Một yếu tố nữa khiến ABB tin tưởng tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp. Trong khi lạm phát của các nước rất cao, thì chỉ số CPI của Việt Nam đến hết tháng 6 ở mức 2,44%, là mức rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực.
Đặc biệt, Chỉ số lạm phát lõi (sau khi loại bỏ các cú sốc) chỉ ở mức 1,25% trung bình trong 6 tháng qua. Điều này cho thấy mức tăng CPI chủ yếu do lạm phát nhập khẩu, còn các chỉ số trong nước vẫn ổn định và ở dưới mức mục tiêu kiểm soát.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam nhìn nhận, hệ thống thanh khoản của các ngân hàng vừa qua khá tốt, nhờ các ngân hàng nhiều năm trước đã tranh thủ tăng vốn, đảm bảo tính thanh khoản của mình.
Thời điểm để quay lại với cổ phiếu vua
“Việc nới room tín dụng ngân hàng nếu thực hiện được trong quý III sẽ có tác động rất tích cực", ông Nguyễn Thế Minh nhận định về triển vọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới.
Có thể nói, nếu các ngân hàng được nới room tín dụng sẽ là thông tin tốt cho thị trường chứng khoán, bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, nếu room tín dụng rộng mở hơn, dòng vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng tốt hơn. Đây là nút thắt mà nếu được tháo bỏ sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và thị trường chứng khoán nói riêng.
Với kịch bản tích cực là room tín dụng được nới trong quý III, ông Nguyễn Thế Minh dự báo, ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) ngành ngân hàng đạt 21% trong năm 2022, vẫn đảm bảo tỷ suất tốt với mặt bằng chung thị trường hiện nay.
Một yếu tố thuận lợi nữa ủng hộ cho nhóm cổ phiếu vua, theo ông Minh, đó là định giá của nhóm này đang về mức hấp dẫn.
Vị chuyên gia của Yuanta Việt Nam phân tích, xét về định giá, hiện chỉ số P/B (giá trị thị trường/giá trị sổ sách của cổ phiếu) dự phòng năm 2022 của nhóm này mới là 1,2 lần, thấp hơn nhiều so với mức định giá chuẩn là 2 lần, nên về góc độ định giá là hấp dẫn cho cổ phiếu ngân hàng giai đoạn này.
Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm, xác suất thị trường đi xuống đang thấp hơn so với khả năng đi lên. Do đó, ông Minh khuyến nghị, đây là thời điểm an toàn để quay lại với nhóm “cổ phiếu vua”, bởi nhóm cổ phiếu này đang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi và có thể trở thành nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
-
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
Loạt quỹ đầu tư cổ phiếu chiến thắng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Chứng khoán APG: Sắp lộ diện bên mua là tổ chức -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk