
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
![]() |
VN-Index vượt khỏi ngưỡng kháng cự 1.480 điểm nhưng chưa thể chinh phục. |
Giao dịch giằng co, VIC giảm 2,5%
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm một phiên giằng co, giao dịch tích cực trong phiên sáng, nhưng lại đảo chiều giảm mạnh ở buổi chiều và hồi phục nhẹ sau đó. Chênh lệch mức cao - thấp nhất trong phiên là 12 điểm. Đây đã là ngày thứ ba liên tiếp VN-Index chạm mốc 1.480 điểm trong phiên, nhưng chưa thể bứt phá trước ngưỡng kháng cự tâm lý này.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,52 điểm (-0,04%) xuống 1.475, 5 điểm. HNX-Index giảm 0,98 điểm (-0,22%) xuống 453,7 điểm. UPCoM-Index giảm 0,37 điểm (-0,33%) xuống 111,72 điểm.
Thị trường giao dịch giằng co, lực cầu lại tăng mạnh khi chỉ số rơi sâu |
Số mã cổ phiếu giảm áp đảo khi toàn sàn có 501 mã giảm và 20 mã giảm kịch sàn. Ở chiều ngược lại, số mã tăng giá chưa đến 430 cổ phiếu. Trên sàn HoSE, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn “gánh” thị trường. VN30-Index đóng cửa vẫn tăng 0,2% với 16 mã tăng, 12 mã giảm và 2 mã đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ kết phiên giảm 0,15% đối với VNMid-Index và giảm 0,44% đối với VNSML-Index. Tuy nhiên, trên sàn HNX, sắc đỏ lại áp đảo ở nhóm HNX30, kéo chỉ số này giảm tới 0,54%.
Ông lớn vốn hóa Vingroup giảm tới 2,4% trong phiên và là nhân tố ghìm chân VN-Index và VN30-Index. VIC góp tới 2,46 điểm giảm. Ngoài VIC, cổ phiếu IDC hay IPA cũng tác động tiêu cực lên chỉ số sàn HNX.
Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận sự phân hóa rõ rệt với số lượng mã chứng khoán tăng giảm ngang ngửa. Cổ phiếu của ông lớn khu công nghiệp Becamex tăng giá ngay từ đầu phiên và vọt lên tăng kịch biên độ ở gần cuối phiên. Sự vươn lên của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn gồm MSN, BCM và NVL đã kéo chỉ số chung chỉ còn giảm nhẹ. Trên sàn HNX, CEO cũng tăng kịch biên độ góp hơn 1 điểm tăng và là đầu tàu nâng đỡ chỉ số chung.
Ngoài ra, sự hồi phục của cổ phiếu nhà băng cũng là yếu tố “đỡ” thị trường phiên này. Đa phần các cổ phiếu đều lấy lại sắc xanh dù chỉ số ít bật tăng mạnh như TPB (+2,97%), VIB (+2,1%), MSB (+1,82%)…Cổ phiếu VPB giảm 1% và nằm trong top 5 tác động tiêu cực lên VN-Index.
Khối ngoại “để mắt” cổ phiếu bất động sản, nhà đầu tư thận trọng trước thềm họp Fed
Khác với phiên bán mạnh hôm qua, khối ngoại chỉ còn bán ròng 138 tỷ đồng trên ba sàn. Nhiều cổ phiếu bất động sản trở thành mục tiêu giải ngân thêm. Ba cổ phiếu nhà Vingroup đều nằm trong top 10 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, trong đó đứng đầu nhóm trên là VIC (97,6 tỷ đồng) và VHM (70 tỷ đồng). Ở chiều bán ra, giá trị bán ròng riêng tại cổ phiếu VPB đã hơn 344 tỷ đồng và NLG hơn 51 tỷ đồng.
Lực cầu tham gia vào thị trường tăng khá khi VN-Index rơi mạnh cuối phiên chiều. Dù vậy, thanh khoản phiên hôm nay giảm nhẹ 5,84% so với hôm qua. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 31.070 tỷ đồng.
Nhà đầu tư thận trọng hơn khi dự kiến sẽ có nhiều thông tin/ sự kiện có thể tác động đến thị trường trong phiên tới. Phiên giao dịch 16/12 sẽ là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2112. Với các diễn biến trên thị trường phái sinh tháng qua, Chứng khoán SSI đánh giá khả năng cao nhóm nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) sẽ thực hiện Long cơ sở khi kỳ đáo hạn tới và tạo ra động lực nâng đỡ cho VN30 cũng như thị trường chung.
Tuy nhiên, thông tin về cuộc họp lãi suất tháng 12 của Fed lại khiến giới đầu tư thận trọng. Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) sẽ công bố ước tính về các chỉ báo vĩ mô của Hoa Kỳ cùng bảng dự báo lãi suất. Trong khi nền kinh tế, thị trường lao động hồi phục, số liệu lạm phát vừa công bố ghi nhận tăng cao nhất trong vòng 39 năm với CPI tháng 11 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. FED dự kiến sẽ thúc đẩy việc giảm quy mô bơm tiền (thông qua biện pháp mua lại tài sản tài chính). Tổ chức này cũng đang dự kiến tăng lãi suất kể từ 2022 từ mức thấp 0%-0,25% hiện tại.

-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu