
-
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
Cổ phiếu của Sonadezi Châu Đức đảo chiều kỳ vọng
-
Thêm một công ty nước sạch liên quan Aqua One phát hành trái phiếu kỳ hạn 20 năm
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng -
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
Theo thống kê của StockQ, tuần qua, Việt Nam là thị trường chứng khoán nằm trong nhóm biến động mạnh nhất thế giới theo hướng tiêu cực khi trải qua 4 phiên giảm liên tục. Chỉ số VN-Index mất xấp xỉ 8%, chỉ sau mức giảm 9,23% của PHLX Semiconductor - một chỉ số tính theo giá trị vốn hoá của 30 công ty thiết kế, phân phối và sản xuất chất bán dẫn lớn nhất nước Mỹ.
Biến động của VN-Index bỏ xa mức giảm của nhiều chỉ số trong khu vực như Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 6,26%, Đài Loan giảm 5,83%, Thái Lan giảm 4,6%, Hàn Quốc giảm 3,35%.
Đợt điều chỉnh mạnh tuần qua cũng đưa VN-Index vào nhóm 10 chỉ số gỉam mạnh nhất thế giới trong một tháng trở lại đây với mức giảm 5,44%.
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch 4 phiên. VN-Index giảm sâu trong phiên đầu tuần khi mất 59,99 điểm, lao từ vùng 1.276 điểm xuống 1.216 điểm, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong gần 2 năm trở lại đây. Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM có thời điểm hồi phục đáng kể trong những phiên sau đó, nhưng đến cuối phiên lại đều quay đầu giảm. Phiên cuối tuần, VN-Index chịu áp lực bán tháo quyết liệt và mất thêm 18 điểm, đóng cửa tại 1.174,85 điểm.
Theo nhận định của nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, nhà đầu tư tuần qua đón nhận liên tiếp những thông tin vĩ mô tiêu cực như tỷ giá USD/VND liên tục chạm mốc cao nhất lịch sử, căng thẳng ở khu vực Trung Đông và khối ngoại bán ròng quyết liệt. Đây được xem là những nguyên nhân chính khiến chỉ số đại diện cho sàn TP HCM giảm gần 8% trong vòng một tuần.
Nhóm ngân hàng tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong tuần qua khi 3 vị trí đầu tiên của danh sách này đều là 3 mã ngân hàng có vốn hoá lớn thị trường. Cụ thể, BID khiến VN-Index mất 7 điểm, CTG và VCB lần lượt khiến thị trường mất 5,69 điểm và 5,64 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài xả hàng trên sàn TP HCM khi giá trị bán ròng trong 4 phiên lên đến 1.500 tỷ đồng. Cụ thể, khối ngoại giải ngân 9.481 tỷ đồng để mua hơn 351 triệu cổ phiếu trong khi giá trị bán ra lên đến 11.000 tỷ đồng, tương ứng 406 triệu cổ phiếu.
“Các yếu tố vĩ mô đang xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, do đó nhìn chung VN-Index đang trong trạng thái rủi ro. Về ngắn hạn việc giảm 8% trong 1 tuần có thể kích thích tâm lý bắt đáy của những nhà đầu tư có trạng thái tiền mặt cao, do đó kì vọng VN-Index đang gần một nhịp hồi phục kỹ thuật”, báo cáo của Mirae Asset Việt Nam viết.
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92% -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ -
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng -
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng -
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura