
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng
-
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục
Trái với phiên giao dịch ảm đạm liền trước với mức điều chỉnh nhẹ về điểm số cùng thanh khoản giảm mạnh, giao dịch tích cực hơn trong phiên 19/2. VN-Index khởi đầu với tâm lý thận trọng, dù có lúc tiến sát ngưỡng cản quan trọng nhưng chưa đủ động lực để bứt phá. Tâm lý nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi mai sẽ là phiên đáo hạn Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Dù vậy, sau khoảng thời gian giao dịch thận trọng đầu phiên, dòng tiền dần có sự chuyển biến tích cực khi một số nhóm cổ phiếu tăng mạnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và giúp chỉ số vượt qua ngưỡng kháng cự sau nhiều lần thất bại trước đó.
Sang đến phiên chiều, giao dịch tiếp tục diễn ra tích cực và đà tăng của thị trường được duy trì khá vững. VN-Index thậm chí đóng cửa ở mức cao nhất phiên.
Thanh khoản trên thị trường cũng có sự cải thiện, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cho thấy dòng tiền đang dịch chuyển vào các mã có biên độ dao động lớn hơn. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dù chưa thực sự bùng nổ nhưng vẫn đóng vai trò giữ nhịp cho thị trường. Sự phân hóa tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, diễn biến chung vẫn thiên về chiều hướng tích cực khi sắc xanh chiếm ưu thế.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,42 điểm (0,82%) lên 1.288,56 điểm. HNX-Index tăng 1,95 điểm (0,83%) lên 237,79 điểm. UPCoM-Index bất ngờ giảm 0,17 điểm (-0,17%) xuống 99,34 điểm.
Cả ba sàn giao dịch có đến 533 mã tăng trong khi chỉ có 253 mã giảm giá. Số mã đứng giá và không giao dịch là 767 mã. Toàn thị trường ghi nhận 50 mã tăng trần trong khi chỉ có 8 mã giảm sàn.
![]() |
Caption ảnh |
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ghi nhận sắc xanh áp đảo. Trong nhóm VN30 có 26 mã tăng, trong khi chỉ có 3 mã giảm giá. Các cổ phiếu như GVR, BID, MSN, MWG… đều tăng giá mạnh và đóng góp quan trọng trong việc giữ vững đà đi lên của VN-Index. GVR tăng đến 2,6% và là mã đóng góp tích cực nhiều nhất cho VN-Index với 0,76 điểm. BID tăng 0,86% và đóng góp 0,58 điểm.
Bên cạnh đó, REE là cổ phiếu gây sự chú ý lớn cho nhà đầu tư khi bất ngờ được kéo lên mức giá trần 72.200 đồng/cổ phiếu. Đóng cửa phiên giao dịch REE vẫn dư mua giá trần 868.000 đơn vị.
Dòng tiền phiên hôm nay vẫn tập trung rất mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhóm bất động sản tiếp tục là cái tên được dòng tiền tìm đến ở phiên hôm nay. CEO tăng mạnh 6,6%, NTL tăng 4,3%, DXG tăng 3,7%, NLG tăng 3%.
Bên cạnh nhóm bất động sản, nhóm khu công nghiệp cũng có một phiên giao dịch tích cực. SIP được kéo lên mức giá trần. VGC tăng đến 3,9%, IDC tăng 3,7%, SZC tăng 3,5%, KBC tăng 3,3%. Các nhóm cổ phiếu như bán lẻ, cảng biển – vận tải biển… cũng có được diễn biến tích cực và hút dòng tiền tốt.
Ở chiều ngược lại, BVH điều chỉnh trở lại sau phiên bứt phá hôm qua với mức giảm 1,4%. Các cổ phiếu ngành bảo hiểm khác như VNG, MIG… cũng chìm trong sắc đỏ. GEE, BVH, SSB, HPG… là những mã gây ra áp lực lớn nhất lên VN-Index. GEE đứng đầu khi lấy đi của VN-Index 0,15 điểm. Chốt phiên, GEE giảm 3,8%. Trong khi đó, cổ phiếu khoáng sản chưa dứt đà giảm. Dòng cổ phiếu này tiếp tục bị bán mạnh, trong đó, KSV và HGM giảm sàn. MSR giảm đến 12%...
![]() |
Top cổ phiếu được khối ngoại giao dịch mạnh nhất phiên 19/2 |
Tổng khối lượng giao dịch ở sàn HoSE đạt 815 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 17.496 tỷ đồng, tăng 22,7% so với phiên trước, trong đó, giá trị thỏa thuận chiếm 2.142 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.594 tỷ đồng và 866 tỷ đồng.
VIX đứng đầu về giá trị giao dịch toàn thị trường với hơn 546 tỷ đồng. FPT và MWG giao dịch lần lượt 435 tỷ đồng và 419 tỷ đồng.
Khối ngoại đảo chiều trở lại khi mua ròng gần 400 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã SHS với 61 tỷ đồng. OCB và TCH đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 59 tỷ đồng và 54 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG bị bán ròng mạnh nhất với 40 tỷ đồng.

-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng
-
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục -
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp -
ĐHĐCĐ Biwase: Tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cấp nước và rác thải -
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia -
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh? -
Quỹ ngoại PYN Elite đã chốt lời cổ phiếu công nghệ FPT, CMG
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu
-
GRAND VN chính thức phân phối dự án Kepler Tower HH-02