
-
Vinpearl trở lại sàn HoSE vào 13/5, định giá gần 5 tỷ USD
-
Bộ Tài chính tập trung triển khai các giải pháp lớn để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Đường Mặt Trời phát hành thêm 250 tỷ đồng trái phiếu trong ngày đáo hạn lô cũ
-
F88: Doanh thu, lợi nhuận và chất lượng tài sản cải thiện ấn tượng ngay quý I/2025 -
Vàng tăng 3,5 triệu đồng/lượng trước sức nóng trở lại của vàng thế giới
Sau phiên giảm mạnh hôm qua, một số chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có khả năng bị điều chỉnh theo thị trường thế giới. Nhà đầu tư nên thận trọng, bảo vệ thành quả lợi nhuận và quản trị danh mục hợp lý trong thời điểm này.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại khi VN-Index mở cửa trong sắc xanh. Giữa phiên sáng, chỉ số đảo chiều xuống dưới tham chiếu nhưng nhanh chóng lấy lại đà tăng nhờ dòng tiền giải ngân ở vùng giá thấp. VN-Index chốt phiên hôm nay tại 1.257,5 điểm, tăng 2,83 điểm so với phiên hôm qua.
Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng sau chuỗi xả hàng quyết liệt 9 phiên liên tiếp. Cụ thể, nhóm này giải ngân hơn 2.438 tỷ đồng để mua vào 72,9 triệu cổ phiếu trong khi bán ra 81,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2.406 tỷ đồng. Giá trị mua ròng theo đó khoảng 32 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại tập trung gom hàng VNM với giá trị ròng khoảng 126 tỷ đồng, tiếp đến VIX hút ròng hơn 105 tỷ đồng và FPT hơn 87 tỷ đồng. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh HPG với giá trị ròng 90 tỷ đồng, tiếp đến là NVL hơn 70 tỷ đồng và VHM hơn 50 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường lệch về bên tăng với 238 mã đóng cửa trong sắc xanh, trong khi số lượng cổ phiếu giảm chỉ 149 mã. Rổ vốn hoá lớn cân bằng hơn khi có 14 cổ phiếu tăng và 12 cổ phiếu lùi xuống dưới tham chiếu.
HVN dẫn đầu danh sách những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index khi tăng hết biên độ so với tham chiếu, lên 29.300 đồng và đóng cửa trong tình trạng không có bên bán. VNM, FPT, BCM, MWG, MBB và VPB chia nhau các vị trí tiếp theo trong nhóm cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào phiên tăng hôm nay.
Nhóm bất động sản khu công nghiệp hòa chung đà hưng phấn với thị trường khi phần lớn cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, SIP tăng 1,7% lên 84.400 đồng, TIP tăng 0,9% lên 21.450 đồng và VGC tăng 0,7% lên 43.700 đồng.
Nhóm xây dựng cũng góp phần không nhỏ vào phiên tăng hôm nay. Cụ thể, các mã trụ là CTD và HTN cùng tăng 1,7% lên lần lượt 67.300 đồng và 9.750 đồng, còn PHC tăng 1,3% lên 5.450 đồng.
Ở chiều ngược lại, HPG giảm 0,56% xuống 26.700 đồng, trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Những cái tên tiếp theo trong danh sách ghì chỉ số xuống lần lượt là BVH, NVL, VPI, SAB, PLX và POW.
Khối lượng giao dịch cả phiên hôm nay đạt khoảng 569 triệu cổ phiếu, giảm hơn 210 triệu đơn vị so với phiên trước. Giá trị giao dịch theo đó đạt 13.534 tỷ đồng, giảm 4.277 tỷ đồng so với phiên hôm qua.
FPT đứng đầu về giá trị khớp lệnh khi đạt xấp xỉ 530 tỷ đồng (tương ứng 3,5 triệu cổ phiếu), vượt xa các cổ phiếu xếp sau là HPG hơn 368 tỷ đồng (tương ứng 13,7 triệu cổ phiếu) và SSI hơn 321 tỷ đồng (tương ứng 12,3 triệu cổ phiếu).
-
F88: Doanh thu, lợi nhuận và chất lượng tài sản cải thiện ấn tượng ngay quý I/2025 -
Vàng tăng 3,5 triệu đồng/lượng trước sức nóng trở lại của vàng thế giới -
Thành công go-live hệ thống KRX: Kết nối thông suốt, vận hành ổn định và an toàn -
Công ty cổ phần Chứng khoán OCBS bổ nhiệm phó tổng giám đốc -
VN-Index bứt tăng gần 14 điểm trong phiên đầu tiên "go live" hệ thống mới -
Vận hành hệ thống giao dịch mới, VN-Index tăng lên 1.231 điểm, điểm sáng cổ phiếu “nhà” Vingroup -
HoSE: Hệ thống công nghệ thông tin mới đã sẵn sàng, chính thức “go live” ngày 5/5
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025