Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Vn-Index trở lại mốc 1.300 điểm, khối ngoại mạnh tay gom hàng
Thanh Thủy - 26/04/2022 12:55
 
Sự hồi phục của nhóm ngân hàng trở thành bệ đỡ kéo VN-Index sau gần 45 phút đầu lao dốc vì áp lực bán tháo. Lực cầu cũng tăng mạnh khi nhiều cổ phiếu đã về vùng giá thấp.
Sau phiên tụt dốc sâu, nhiều sàn chứng khoán chấu Á đã lấy lại sắc xanh
Sau phiên tụt dốc sâu, nhiều sàn chứng khoán chấu Á đã lấy lại sắc xanh, VN-Index cũng hồi phục dù vẫn tạm kết phiên sáng trong sắc đỏ

Sau cơn bão lớn càn quét thị trường phiên 25/4, phần lớn các công ty chứng khoán đưa ra nhận định tiêu cực hoặc trung lập về diễn biến thị trường sáng nay. Áp lực bán tháo tiếp tục nhấn chìm thị trường trong gần 45 phút đầu tiên giao dịch. VN-Index xuyên thủng mốc 1.300 điểm, xuống thấp nhất 1.262,6 điểm trong phiên. Tuy nhiên, lực cầu dâng cao khi chỉ số cùng hàng loạt cổ phiếu đã về vùng giá thấp đã đưa chứng khoán Việt Nam hồi phục. 

Sự hồi phục cũng xuất hiện trên một loạt các sàn chứng khoán châu Á, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc. Sau phiên bán tháo trên thị trường chứng khoán hôm qua, quốc gia này đã cam kết tăng cường hỗ trợ tiền tệ cho nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) cho biết sẽ giữ cho thanh khoản dồi dào hợp lý và thúc đẩy sự phát triển ổn định lành mạnh của thị trường tài chính.

Dù cả ba chỉ số đều chưa lấy lại sắc xanh nhưng đã tiến sát mốc tham chiếu. Cuối phiên sáng, VN-Index giảm 3,8 điểm (-0,29%) xuống 1.307,12 điểm.HNX-Index giảm 2,55 điểm (-0,76%) xuống 334,96 điểm. UPCoM-Index giảm 0,62 điểm (-0,62%) xuống 98,92 điểm. Số mã giảm giá vẫn nhỉnh hơn đáng kể nhưng thị trường đã không còn tình trạng giảm sàn hàng loạt như chiều qua.

Toàn sàn có 305 mã tăng, 17 mã tăng trần; 467 mã giảm, 46 mã giảm sàn và 789 mã đứng giá tham chiếu.

Các trụ cột nâng đỡ VN-Index sáng nay là BID, SAB, VIC, VPB. MBB. ở chiều ngược lại, hai ông lớn vốn hóa là VCB và VHM giảm lần lượt 2,32% và 3,49%, trở thành đối trọng kéo ngược VN-Index. Trên sàn HNX, NVB là trụ cột chính nâng đỡ chỉ số chung; trong khi nhóm dẫn dắt HNX-Index đi xuống là CEO, L14, SHS, IDC, IPA.

Giao dịch ở nhóm ngân hàng chưa có sự đồng thuận nhưng đã có nhiều cổ phiếu nhà băng tăng giá mạnh như NVB tăng 5% sau ba phiên rơi sâu. HDB, MBB tăng hơn 3%; BID, VPB tăng trên 2% hay ACB, TCB, STB, CTG cũng đóng cửa phiên sáng trong sắc xanh.

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu đầu cơ đã điều chỉnh rất sâu vì các thông tin tiêu cực liên quan đến lãnh đạo công ty như họ cổ phiếu FLC lại hồi phục khá mạnh vài phiên gần đây. Nguồn cung giá thấp phần nào được tiết giảm, trong khi lực cầu cũng đã xuất hiện, xóa bỏ tình trạng trắng bên mua kéo dài.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu đứng vững trong nhịp điều chỉnh trước đây lại chưa thể lấy lại “phong độ”. Cổ phiếu phân bón/hóa chất như DPM, DCM, DGC đầu phiên sáng đóng cửa giảm kịch biên độ nhưng đã hồi phục đáng kể, chỉ còn giảm 2-3%. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu thủy sàn tạm kết phiên sáng ở mức giá sàn như ANV, ACL, AAM. IDI hay CMX cũng đều giảm trên 6%, VHC giảm 3,48%. Kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp ngành thủy sản, phân bón hay dệt may đều tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, trước đây, giá các cổ phiếu này cũng đã có sóng tăng ấn tượng ngược xu hướng chung.

Thanh khoản đã cải thiện mạnh trong sáng nay. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt gần 15.340 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản riêng sàn HoSE 12.060 tỷ đồng, tăng 39% so với sáng hôm qua. Dòng tiền tập trung nhiều nhất ở các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, FPT, VPB, DIG, VND.

Tín hiệu khá tích cực trong các phiên điều chỉnh sâu của thị trường gần đây  là dòng tiền vào của các nhà đầu tư nước ngoài. Khối ngoại đã mạnh tay giải ngân trên sàn chứng khoán sáng nay với giá trị mua ròng 686 tỷ đồng. Cổ phiếu phân bón được khối ngoại mua ròng nhiều nhất, trong đó mua ròng 57 tỷ đồng DPM và 53 tỷ đồng cổ phiếu DGC. DCM cũng được mua ròng gần 33 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ VNDirect: Lợi nhuận kế hoạch hơn 3.600 tỷ đồng trên giả định VN-Index khoảng 1.700 điểm
Dù VN-Index tụt dốc không phanh xuống 1.300 điểm, kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng trưởng 32% dựa trên giả định VN-Index khoảng 1.700-1.750 điểm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư