
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
Theo Forbes, việc có riêng một nhân sự phụ trách vị trí CFO là điều tối quan trọng với start-up trong những ngày đầu thành lập, ngay cả khi người này chỉ làm việc bán thời gian.
Một nghiên cứu công bố bởi Cơ quan Quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) của Mỹ cho thấy, chỉ có khoảng một nửa số công ty khởi nghiệp tồn tại được sau 5 năm đầu tiên. Một trong những lý do chính dẫn đến sự thất bại của các start-up là thiếu chiến lược tài chính vững chắc.
“CFO mang lại kiến thức chuyên môn vô giá cho start-up, từ việc chuẩn bị các bản báo cáo tài chính, đến xây dựng chiến lược gọi vốn, quản lý dòng tiền, nhờ đó đảm bảo rằng, công ty của bạn đang trên con đường phát triển bền vững”, Forbes nhấn mạnh.
Một cuộc khảo sát thực hiện ở Mỹ cũng cho thấy, 69% chủ doanh nghiệp nhỏ thiếu tự tin vào khả năng ra quyết định tài chính của mình. Thay vì mò mẫm với các con số tài chính, chủ doanh nghiệp được khuyên nên có một CFO thực sự ở bên cạnh. Những quyết định dựa trên con số cụ thể do CFO đưa ra sẽ là cơ sở hữu ích để các nhà sáng lập điều chỉnh mô hình, bắt kịp biến đổi của thị trường.
Trong khía cạnh gọi vốn, CFO sẽ biết khi nào start-up nên tiến hành gọi vốn và nguồn vốn bao nhiều là đủ. Giữa nhiều phương án, CFO có thể tư vấn cho đội ngũ sáng lập nên chọn phương án nào để phù hợp với sự phát triển của start-up, cũng như đề ra kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả sau này.
Start-up đã có CFO trong đội ngũ lãnh đạo sẽ dễ tạo thiện cảm hơn với các nhà đầu tư, bởi điều đó cho thấy, start-up nắm rõ tình hình tài chính của công ty và có thể đưa ra các bản báo cáo tài chính rõ ràng, chính xác.
Sau này, start-up mở rộng, vị trí CFO lại càng chứng tỏ tầm quan trọng khi các tác vụ tài chính ngày càng phức tạp, từ quản lý bảng lương, các khoản thu - chi, đến tuân thủ quy định về thuế, báo cáo tài chính… Nếu có CFO, việc triển khai hệ thống kế toán hiệu quả sẽ giúp nhà sáng lập tiết kiệm được thời gian và nguồn lực; còn ngược lại, nhà sáng lập sẽ dễ bị quá tải.
“Các công ty khởi nghiệp đều cần quan tâm đến việc quản lý tiền bạc. Bạn kiếm được bao nhiêu so với số tiền bạn chi tiêu? Tôi khuyên bạn nên thuê CFO trong hành trình khởi nghiệp của mình, một người sẽ giúp bạn phân tích tài chính trong quá khứ và tư vấn cách cải thiện trong năm tới. Với những kiến thức quý giá này, cơ hội khởi nghiệp thành công của bạn sẽ cao hơn rất nhiều”, Charles Brecque, CEO, Nhà sáng lập Công ty Công nghệ Legislate khẳng định.n

-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024 -
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics