-
Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp tổng vốn 628,7 triệu USD -
Động thổ cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua Bình Phước -
Tập đoàn Haohua khánh thành nhà máy sản xuất lốp ô tô 500 triệu USD tại Bình Phước -
Đóng điện hòa lưới thành công tổ máy số 2 Nhà máy thuỷ điện Yaly mở rộng -
Kinh tế - xã hội Đồng Tháp đạt nhiều kết quả khởi sắc -
Ninh Thuận sẽ có sân golf rộng hơn 58 ha, bến du thuyền gần cầu An Đông
Tại Việt Nam, ngành săm lốp bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhờ thị trường xuất khẩu được mở rộng và ngành ô tô trong nước được ưu ái bởi chính sách công |
Dự án Chế tạo lốp xe Radian Jinyu của Jinyu Tire (Trung Quốc) tại Tây Ninh mới đây đã tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Cách đây đúng 1 năm, dự án này nhận giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 300 triệu USD, mục tiêu là sản xuất lốp xe toàn thép TBR cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Jinyu Tire là tập đoàn sản xuất lốp xe với danh mục sản phẩm được phân phối khắp Trung Quốc và hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong kế hoạch mở rộng đầu tư ra nước ngoài, hơn một năm trước, Tập đoàn đã quyết định lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Việc tăng vốn sau thời gian ngắn được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho thấy, Jinyu Tire đã tính toán về dư địa tăng trưởng của lĩnh vực lốp xe tại Việt Nam và cơ hội xuất khẩu do các FTA mang lại là rất hiện thực.
Trước đó, đầu năm 2020, cũng tại Tây Ninh, sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động (tháng 11/2019), Dự án chế tạo lốp xe Radian đã tăng vốn đầu tư thêm 138 triệu USD. Đây là dự án của Công ty ACTR, liên doanh giữa doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc (được thành lập bởi Sailun và Cooper), có vốn đầu tư ban đầu 280 triệu USD, quy mô sản lượng hàng năm đạt 2,4 triệu bộ lốp xe.
Chủ tịch Tập đoàn Sailun, ông Yuan Zhong Xue nhấn mạnh, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác Mỹ và Việt Nam để cung cấp cho thị trường sản phẩm lốp xe thông minh có thương hiệu trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Công ty sẽ không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, trước mắt sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại TP.HCM và mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các nhà máy trên phạm vi toàn thế giới, tạo chuỗi nhà máy cung ứng toàn cầu tại tỉnh Tây Ninh.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2020 đạt 1,75 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 2,9% về lượng và tăng 3,6% về trị giá so với năm 2019. Giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 0,7% so với năm 2019, đạt khoảng 1.363 USD/tấn. Trong đó, riêng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 1,83 tỷ uSD, tăng 18,1% so với năm 2019.
Tại Việt Nam, ngành săm lốp bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhờ thị trường xuất khẩu được mở rộng và ngành ô tô trong nước được ưu ái bởi chính sách công. Bên cạnh đó, việc lốp từ Trung Quốc gặp khó khăn trong xuất khẩu vào Mỹ vì xung đột thương mại đã tạo cơ hội cho các quốc gia khác mở rộng kênh phân phối, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, những thông tin sơ bộ về kết quả điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra hồi tháng 12/2020 đã tiếp thêm hy vọng cho doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe Việt Nam.
Cụ thể, Mỹ sơ bộ xác định biên độ phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe của Việt nam ở mức 0% đến 22,30%. Đây là kết luận tích cực khi các doanh nghiệp được xác định không bán phá giá trong kết luận sơ bộ có kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe ô tô của Việt Nam sang Mỹ.
Kết quả sơ bộ trên mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi các đối tác khác cùng bị điều tra chống bán phá giá đã bị DOC áp thuế chống bán phá giá sơ bộ ở mức cao (13,25 - 98,44%).
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp lớn sang Mỹ là Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam, Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam, Công ty TNHH Sailun Việt Nam, Công ty Cao su Kenda, Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.
-
Ninh Thuận sẽ có sân golf rộng hơn 58 ha, bến du thuyền gần cầu An Đông -
Thừa Thiên Huế thu hút FDI hơn 40 triệu USD trong năm 2024 -
Xây cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 7.962 tỷ đồng; Chấp thuận đầu tư khu đô thị 12.000 tỷ đồng -
Đà Nẵng tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng ra khỏi 13 dự án nhóm B lĩnh vực giao thông -
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3 -
Quảng Ngãi lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia -
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
1 Xây cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 7.962 tỷ đồng; Chấp thuận đầu tư khu đô thị 12.000 tỷ đồng -
2 T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án lớn nhất Đông Nam Á -
3 VN-Index có khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm trong tháng 12/2024 -
4 Thống đốc: Tái cơ cấu ngân hàng đang ở giai đoạn chưa từng có tiền lệ -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị