-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Cựu chiến binh Lê Anh Hùng nhờ vốn vay ưu đãi đã thoát nghèo và làm giàu. |
“Ươm mầm” nhân lực
Không khó để tìm ông Lê Anh Hùng, cựu chiến binh ở xã Tân Hải, huyện La Gi, người nổi tiếng trong xã bởi từ nghèo khó trở thành triệu phú và ông còn có 3 người con đã học xong đại học nhờ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chương trình dành cho học sinh - sinh viên.
Ông Hùng kể, cách đây chừng mười năm, ông vay 20 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội để trồng 1.000 trụ thanh long. Cuộc sống lúc ấy còn khó khăn vì 3 đứa con đang tuổi ăn học, nhưng sau 4 năm, thanh long cho thu hoạch nên có thêm nguồn vốn để tái đầu tư. Vừa trả nợ xong cho ngân hàng thì 3 con lần lượt vào đại học, nên lại phải nhờ đến nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
“Con trai đầu Lê Quốc Cường hiện là kỹ sư xây dựng, đang làm cho công ty nước ngoài, con thứ hai Lê Tấn Cường tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, đang làm việc tại TP.HCM, còn con gái út Lê Quốc Mỹ Anh vừa làm vừa học cao học Đại học Dược TP.HCM. Nhà tôi hiện nay, mỗi năm trừ các khoản chi phí còn để dành được khoảng 500 triệu đồng”, ông Hùng nói.
Từ La Gi ngược lên Đức Linh, một huyện miền núi của Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết hơn 130 km. Từ trung tâm huyện đi thêm 12 km mới đến được xã Sùng Nhơn, vùng đất tuy còn nghèo nhưng có tiếng là hiếu học. Vừa đặt chân đến đầu thôn 2, hỏi nhà chị Miền liền được bà con kể, nhà chị ấy nghèo lắm, nhưng mấy đứa con rất có chí, có 3 đứa học đại học bằng tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và tiền đi làm thuê.
Căn nhà cấp 4 cũ kỹ, trong nhà không có đồ đạc gì đáng giá, nhưng niềm tự hào của chị Miền là những đứa con chăm ngoan, học giỏi. Khi kể về chuyện học hành của con, mặt chị ngời lên hy vọng.
“Nhà tôi chỉ có 5 sào ruộng, nuôi 3 con ăn học là điều gần như không thể. Lúc các con đậu đại học, gia đình tôi nghĩ mãi không biết làm cách nào để bọn trẻ được học tiếp, mà bắt chúng nghỉ thì tội quá. May nhờ nguồn vốn vay 88,6 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho học sinh - sinh viên nên các con đã thực hiện được ước mơ”, chị Miền nói.
Được biết, 3 đứa con của chị đã tốt nghiệp đại học và cao học. Trong đó, cháu Nguyễn Thị Đào Lưu (sinh năm 1989) là thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học, cháu Nguyễn Xuân Ngân (sinh năm 1991) và cháu Nguyễn Thị Ngân Hà (sinh năm 1994), đều tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM khoa vật lý và tin học.
Đòn bẩy phát triển kinh tế
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chương trình hành động số 33. Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm cân đối bổ sung nguồn ngân sách ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách.
Vốn tín dụng chính sách đã góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương trong tỉnh đã đạt kết quả rất tốt.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận, ông Phạm Anh Đức cho biết, trong 5 năm qua, chi nhánh đã tập trung nguồn vốn trên 3.150 tỷ đồng giải ngân cho trên 140.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 28.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho trên 6.600 lao động; giúp trên 9.700 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 108.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 116 hộ nghèo; gần 10.000 hộ gia đình sống ở vùng khó khăn được vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh...
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW cho thấy, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đang ngày càng tăng sức lan tỏa sâu rộng tại Bình Thuận.
Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 22/11/2014) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức tín dụng chính sách xã hội quy định: Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn…
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử