
-
Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Phần lớn dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong gặp vướng mắc về mặt bằng
-
Khánh Hòa nghiên cứu thu hút đầu tư Dự án tuyến đường sắt nối cảng biển Cà Ná
-
Khẩn trương giải phóng mặt bằng 2 dự án điện hạt nhân
-
Kiến nghị sửa đổi tiêu chí để thu hút nhà đầu tư làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Đồng thuận đầu tư PPP mở rộng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe
Theo báo cáo mới nhất vừa công bố của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 5/2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,4 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 1.549 dự án đầu tư mới (tăng 14,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 7,02 tỷ USD (giảm 13,2% so với cùng kỳ).
Có 672 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 27,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8,51 tỷ USD (gấp gần 3,4 lần cùng kỳ).
Ngoài ra, có 1.358 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 6,6% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,85 tỷ USD (gấp 1,8 lần cùng kỳ).
![]() |
Đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2025 theo tháng. |
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 10,39 tỷ USD, chiếm gần 56,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 31,8% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 4,99 tỷ USD, chiếm 27,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt 1,02 tỷ USD và hơn 596,8 triệu USD.
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,6%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 57,8%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm gần 41,3%).
![]() |
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2025 theo ngành. |
Đã có 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm hơn 23,8% tổng vốn đầu tư, tăng 30,1% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc đứng thứ hai với hơn 2,93 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia,…
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2025. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 2,8 lần cùng kỳ.
Bắc Ninh đứng thứ hai với hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 2,5 lần cùng kỳ. TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,58 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu,…
Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 39,1%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 23,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 67,2%).
![]() |
Đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2025 theo đối tác |
Lũy kế đến ngày 31/5/2025, cả nước có 43.346 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 517,14 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 331,46 tỷ USD, bằng gần 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực trong bối cảnh có nhiều biến động của kinh tế toàn cầu. Số lượng dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, các giao dịch góp vốn mua cổ phần cũng đều tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, khi không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
Về đầu tư ra nước ngoài, trong 5 tháng đầu năm 2025, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 46 dự án mới và thực hiện 13 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt trên 317,3 triệu USD (gấp hơn 2,3 lần cùng kỳ).
Có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025. Các nước thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của Việt Nam là Lào (chiếm 46% vốn); Indonesia (chiếm 18,6% vốn); Philippines (chiếm 10,8% vốn).

-
Kiến nghị sửa đổi tiêu chí để thu hút nhà đầu tư làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Đồng thuận đầu tư PPP mở rộng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe -
4.927,9 tỷ đồng xây tuyến đường tại Hưng Yên; Đề xuất cụm dự án điện gió 317 triệu USD -
Quảng Trị đánh giá tổng thể tình hình thu hút đầu tư vào các khu kinh tế -
Hà Nội duyệt phương án 3 nút giao trọng điểm Vành đai 3,5 -
Dự án đường ven biển tại tỉnh Quảng Trị còn nhiều vướng mắc mặt bằng -
Mở rộng không gian quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam