-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Thị trường bán lẻ Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng và chạm ngưỡng 180 tỷ USD vào năm 2020. Trong ảnh: Chuỗi cửa hàng của Thế giới Di động. Ảnh: Lê Toàn |
Lùng sục nơi rót vốn
Vừa qua, Arisaig Asia Consumer cho biết, Quỹ đã đầu tư vào 3 doanh nghiệp mới tại châu Á, trong đó có Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB), nhưng con số đầu tư cụ thể vào Sabeco không được tiết lộ. Trước đó, từ cuối năm 2019, quỹ này liên tục gia tăng sở hữu cổ phần tại Thế giới Di động (MWG). Bên cạnh đó, Quỹ cũng nắm giữ 28,8 triệu cổ phiếu của Vinamilk, tương ứng giá trị hơn 3.300 tỷ đồng.
Quỹ Arisaig Asia Consumer Fund là thành viên của Arisaig Partners - công ty được thành lập năm 1996, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng với quy mô lên tới 4 tỷ USD. Hiện Quỹ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng thiết yếu, công nghệ tại khu vực châu Á. Trong đó, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục của Quỹ đang chiếm khoảng 3%, tương ứng 75 triệu USD.
Nếu tính tất cả các quỹ trong danh mục Arisaig Partners quản lý, thì giá trị cổ phiếu Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Công ty này cho biết, trong thời gian tới, ưu tiên của họ vẫn là tìm kiếm các doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn, có lợi thế cạnh tranh, nắm bắt công nghệ và mang lại lợi nhuận cao.
Ngoài Arisaig Asia Consumer Fund, nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài đang lùng sục tìm nơi rót vốn vào miếng bánh bán lẻ tiêu dùng Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Quỹ Mekong Enterprise Fund III (do Mekong Capital tư vấn quản lý) công bố đầu tư vòng thứ 3 cho chuỗi cầm đồ F88.
Trước đó, quỹ này đã đầu tư thành công vào nhiều doanh nghiệp bán lẻ tiêu dùng của Việt Nam như Golden Gate, Thế giới Di động, gần đây là Pharmacity. Ông Chris Freund, đồng Tổng giám đốc Mekong Capital cho biết, thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm những công ty phát triển nhanh trong các mảng bán lẻ, nhà hàng, hàng tiêu dùng, phân phối tại Việt Nam.
Đến thời điểm này, Quỹ đầu tư Tundra Vietnam Fund (công ty mẹ tại Thụy Ðiển) đã liên tục rút vốn khỏi các khoản đầu tư âm và đang tập trung vào nhóm bán lẻ công nghệ, nhất là cổ phiếu của FPT. Hiện trong danh mục đầu tư của Tundra, cổ phiếu FPT chiếm tỷ trọng lớn nhất (8,6%).
Tại Vietnam Holding, nhóm bán lẻ đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (24%) trong danh mục đầu tư, tiếp theo là hàng hóa và dịch vụ công nghiệp (20%), bất động sản (17%), viễn thông (12%), ngân hàng (9%)… Quỹ này đánh giá, về dài hạn, danh mục các khoản đầu tư, đặc biệt là bán lẻ có khả năng tăng trưởng tích cực trong 3 - 5 năm tới.
Lực hút từ EVFTA
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, doanh thu bán lẻ hàng hóa của Việt Nam ước đạt hơn 3,7 triệu tỷ đồng (tương đương 161,7 tỷ USD), tăng gần 18,9 tỷ USD (tương đương 12,7%) so với năm 2018. Đây là năm thứ 4 liên tiếp thị trường có tốc độ tăng trên 10% và dự báo tiếp tục tăng trưởng, chạm ngưỡng 180 tỷ USD vào năm 2020.
Nhìn nhận về sức hấp dẫn của thị trường, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, dung lượng thị trường rộng lớn, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2 con số, kinh tế tăng trưởng là những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Dự báo, thị trường này sẽ sôi động hơn khi các hiệp định thương mại đi vào thực thi, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), cam kết không áp dụng cơ chế kiểm tra nhu cầu kinh tế với các nhà bán lẻ thuộc EU trong EVFTA sẽ giúp các nhà đầu tư EU có cơ hội mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
Kiểm tra nhu cầu kinh tế là thủ tục mà các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam phải đáp ứng được khi có nhu cầu thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất).
Trong khi đó, ông Holger Bingmann, Chủ tịch Hiệp hội Bán buôn, Ngoại thương và Dịch vụ Liên bang Đức xem EVFTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp châu Âu. Theo ông, đây sẽ là đòn bẩy tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024