
-
Hải Phòng: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư Nga và Singapore
-
Dự án metro 56.301 tỷ đồng của Bình Dương chưa làm rõ phương án huy động vốn
-
Hải Dương tiếp tục đưa 8 dự án đầu tư công vốn hơn 2.400 tỷ đồng vào hoạt động
-
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ đã hoàn thành thi công hạng mục đê chắn sóng
-
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công
Vốn tăng đột biến nhờ các dự án năng lượng, hạ tầng
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, năm 2017, Nhật Bản đứng đầu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, với hơn 8,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30%.
Cụ thể, có 367 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 7,746 tỷ USD, tăng tới 455,4% so với năm trước đó. Ngoài ra, có gần 200 dự án điều chỉnh tăng vốn, với vốn tăng thêm là 895 triệu USD.
![]() |
Các doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ gia tăng hoạt động đầu tư, mở rộng địa điểm kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2018 |
Theo báo cáo trên, đây là số vốn đầu tư tăng đột biến, góp phần đưa tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm qua tiến sát mức 30 tỷ USD - mức cao nhất trong 9 năm qua.
Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại TP.HCM cho biết, trong Top 10 dự án FDI năm 2017, Nhật Bản có 3 dự án. Trong đó, có 2 dự án nhà máy nhiệt điện: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (Thanh Hóa) do Công ty Marubeni đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 2,79 tỷ USD và Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 (Khánh Hòa) do Công ty Sumitomo đầu tư, với vốn đăng ký 2,58 tỷ USD.
Ngoài ra, còn có Dự án khí Ô Môn (Lô B), vốn đầu tư 1,278 tỷ USD, do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PV Gas Việt Nam đầu tư, với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí tại Kiên Giang.
Như vậy, có thể thấy, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam tăng đột biến trong năm qua là do có các dự án vốn “khủng” trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng hạ tầng.
Tuy nhiên, theo đại diện của JETRO, một vấn đề khiến doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam khá quan ngại là tỷ lệ cung ứng nội địa có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện của các nhà cung cấp tại Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật Bản đạt 33,2%, giảm so với mức 34,2% của năm 2016. Đây là mức khá thấp so với tỷ lệ cung ứng nội địa cho doanh nghiệp Nhật Bản tại các nước lân cận như Trung Quốc (67,3%), Thái Lan (56,8%), Indonesia (45,2%)...
Rót mạnh vốn vào sản xuất, bán lẻ, dịch vụ
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Takimoto Koji cho biết, năng lượng vẫn là lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đầu tư trong năm 2018. Đã có một số doanh nghiệp Nhật Bản đến làm việc với JETRO để tìm hiểu về các dự án về điện mặt trời, điện gió… Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực cần rất nhiều thời gian để tìm hiểu, chuẩn bị các thủ tục, các điều kiện đầu tư, nên khó hiện thực hóa trong thời gian trước mắt. Trong khi đó, có những tín hiệu rất khả quan đối với các dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bán lẻ, dịch vụ…
Cụ thể, theo báo cáo của JETRO, một khảo sát mới đây với doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy, có hơn 80% doanh nghiệp sản xuất và hơn 90% doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cho biết hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mang lại lợi nhuận. Đó là cơ sở để hơn 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư mở rộng hoạt động. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang được thực thi ngày càng nhiều tại Việt Nam cũng được xem là cú hích đối với các doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch đầu tư, mở rộng hoạt động.
Cũng theo báo cáo của JETRO, tỷ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam coi trọng chất lượng và ưa thích các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Nhật Bản hiện đứng đầu các quốc gia khu vực ASEAN. Khoảng 80% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, “chất lượng sản phẩm” là ưu thế để cạnh tranh…
Theo ông Takimoto Koji, những thông tin trên là cơ sở để tin rằng, các doanh nghiệp của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ gia tăng hoạt động đầu tư, mở rộng địa điểm kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2018.

-
Chờ kích hoạt cơ chế đặc thù cho sân bay Phú Quốc -
Long An và tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) ký kết ý định thư về hợp tác hữu nghị -
Dự án Trump International, Hung Yen chính thức khởi công -
Quảng Nam xem xét phục hồi pháp lý cho Khu du lịch sinh thái Lê Phan -
Chuẩn bị mở rộng giai đoạn tiếp theo dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Đà Nẵng lập thủ tục đầu tư nút giao thông Túy Loan vốn 400 tỷ đồng -
Chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai