-
Biến động tỷ giá và lãi suất huy động, lãi suất cho vay khó giảm thêm -
NAPAS, Mastercard và Payoo tung ưu đãi khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm -
NAPAS tổ chức thành công Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 -
Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng -
Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 10,5%: Các ngân hàng phải tăng vốn đệm -
Thông qua Luật sửa 9 luật: Cá nhân được mua TPDN riêng lẻ, phạt nặng công ty kiểm toán vi phạm
VPBank dự kiến phát hành thêm gần 2 tỷ cổ phiếu chia cổ tức 80% nhằm tăng mạnh vốn điều lệ. |
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank; HoSE:VPB) vừa chính thức có tờ trình và phiếu xin ý kiến cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2021.
Tờ trình của HĐQT VPBank nêu rõ, theo quy định của pháp luật, một số chỉ số về an toàn vốn và an toàn hoạt động của ngân hàng được tính dựa trên vốn điều lệ. Tuy nhiên, hiện một vài chỉ số của VPBank đang ở mức giới hạn cao, chưa tận dụng được tối ưu các cơ hội mới phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để cải thiện vấn đề này, trong thời gian tới, HĐQT VPBank xét thấy việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng là cần thiết với một số lý do.
Thứ nhất, nhằm đảm bảo tỷ lệ đầu tư, góp vốn mua công ty con và/hoặc góp vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác có thể hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của ngân hàng trong quy định của pháp luật. Hiện nay, tỷ lệ này của VPBank đã đạt mức tối đa, không thể thực hiện được bất kỳ giao dịch đầu tư, góp vốn nào cho đến khi mức vốn điều lệ được tăng lên.
Thứ hai, để cải thiện các tỷ lệ được quy định gắn với mức vốn điều lệ phục vụ cho việc linh hoạt trong quá trình kinh doanh như các tỷ lệ cho vay kinh doanh chứng khoán, tỷ lệ cho vay đầu tư TPDN…
Thứ ba, chính thức ghi nhận nguồn vốn điều lệ, tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Thứ tư, cải thiện các chỉ số an toàn vốn và an toàn hoạt động khác.
Căn cứ vào báo cáo tài chính đã kiểm toán và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên của VPBank năm 2019, 2020, 2021 về việc giữ lại lợi nhuận không chia và không thực hiện chia các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của các năm 2018 đến năm 2020.
Theo đó, lũy kế đến 31/12/2020, nguồn lợi nhuận chưa phân phối và quỹ đầu tư phát triển đạt khoảng 19.511 tỷ đồng và nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ khoảng 808 tỷ đồng… có thể dùng cho mục đích tăng vốn điều lệ như trên thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
HĐQT VPBank đề xuất dùng các nguồn trên để phát hành thêm hơn 1,975 tỷ cổ phần để tăng vốn điều lệ từ mức hơn 25.000 tỷ đồng hiện nay lên mức hơn 45.000 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương mức chia cổ phiếu (cổ tức và cổ phiếu thưởng) cho cổ đông hiện hữu khoảng 80%.
Trong phiếu lấy ý kiến cổ đông, VPBank đề nghị cổ đông gửi lại phiếu ý kiến chậm nhất ngày 27/7/2021 tính theo dấu bưu điện hoặc thời gian nhận thư điện tử.
Liên quan đến room tín dụng, được biết, NHNH đã có văn bản chấp thuận nới room tín dụng năm 2021 của một số nhà băng, trong đó, có ngân hàng được nới từ 8,5% lên 12,1%; có ngân hàng được nới từ 10,5 lên 15%...
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu các nhà băng thực hiện tốt các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Cụ thể, nhà băng được yêu cầu cấp tín dụng với khách hàng theo đúng quy địnhcủa pháp luật, chỉ đạo của NHNN về các giải pháp hoạt động tín dụng trong năm 2021.
Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý rủi ro, khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để cấp tín dụng, tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay. Chấp hành các quy định pháp luật về tỷ lệ đảm bảo an toàn, giới hạn cấp tín dụng với khách hàng, quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu….
Tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán… Giảm dần tỷ trọng cho vay với bất động sản, tăng cường quản lý ro với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ.
-
Giá thu mua vàng nhẫn neo cao; Đề xuất sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng -
M&A khối bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ: Bức tranh đối lập -
Biến động tỷ giá và lãi suất huy động, lãi suất cho vay khó giảm thêm -
NAPAS, Mastercard và Payoo tung ưu đãi khuấy động mùa khuyến mãi cuối năm
-
Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt -
NAPAS tổ chức thành công Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 -
Chậm nhất tháng 6/2025 sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng -
120 tỷ USD tiền mã hóa chuyển vào Việt Nam, đại biểu muốn luật hóa -
Ép khách mua bảo hiểm, ngân hàng có thể bị phạt tới 500 triệu đồng -
Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 10,5%: Các ngân hàng phải tăng vốn đệm -
Techcombank cùng VinID mang đến giải pháp quản trị nguồn vốn toàn diện tại Hội nghị CFO Việt Nam 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12 -
2 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội -
3 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng -
4 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc -
5 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
- Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
- Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024