-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Theo cáo trạng, PVN có chủ trương góp vốn vào OceanBank từ năm 2008, xuất phát từ văn bản thỏa thuận ký giữa Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) và Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV/HĐQT PVN) ngày 18/9/2008.
PVN góp số tiền 800 tỷ đồng thành ba đợt. Các đợt góp vốn thứ 2,3 có vai trò của các bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN. Trong đó, đsợt góp vốn thứ ba vi phạm khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng (vượt quá mức quy định 15% vốn góp vào tổ chức tín dụng).
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 19/3/2018 |
Cụ thể, đợt góp vốn lần 2, sau khi có ý kiến đồng ý của Đinh La Thăng và các thành viên HĐQT, ngày 31/5/2010, Vũ Khánh Trường, Thành viên HĐQT PVN (được sự ủy quyền của Đinh La Thăng) ký Nghị quyết số 4658.
Nội dung chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ năm 2010 lên 5.000 tỷ đồng của OceanBank thành 02 đợt (đợt 1 tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng, đợt 2 tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng) và PVN sẽ góp vốn bổ sung để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ của OceanBank.
Sau khi ban hành nghị quyết thì PVN mới báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/10/2010, Văn phòng Chính phủ có công văn số 7119/VPCP - ĐMDN thông báo ý kiến của Phó thủ tướng: “PVN rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, trước hết bảo đảm vốn cho các dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí… Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của OceanBank”.
Nhận ý kiến trên song bị cáo Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN rà soát lại các dự án, danh mục đầu tư, nguồn vốn, tiếp tục chỉ đạo ban tài chính kế toán thực hiện việc góp vốn.
Lần thứ ba, PVN góp thêm 100 tỷ đồng để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ. Tại thời điểm này, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, khoản 2, Điều 55 quy định “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”.
Ngày 16/5/2011, có 4/7 thành viên HĐQT biểu quyết đồng ý tăng vốn điều lệ ở mức tối đa 20% vào OceanBank với số tiền góp bổ sung 100 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, cùng ngày, Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN, được sự ủy quyền của Đinh La Thăng) ký Nghị quyết số 4266 để PVN góp 100 tỷ đồng.
Trả lời trước tòa, bị cáo Vũ Khánh Trường, nguyên thành viên HĐTV PVN thừa nhận ký Nghị quyết 4658 khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bị cáo khai nhận, “nếu làm trọn vẹn thì sau khi có ý kiến Thủ tướng thì phải có thêm nghị quyết nữa của HĐTV”.
Đối với đợt góp vốn lần ba, bị cáo lý giải thời điểm đó không nắm được quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng. Mặt khác, việc tăng vốn trong thời điểm OceanBank đang hoạt động bình thường và có kết quả tốt.
“Bị cáo không cố ý làm trái quy định của nhà nước, vì bị cáo không biết, không được cập nhật thông tin. Bị cáo khẳng định nếu có chút thông tin, bị cáo không đồng ý ký vào Nghị quyết”, bị cáo biện minh.
Ngay sau phần thẩm vấn bị cáo Trường, HĐXX cho cách ly bị cáo Đinh La Thăng và Phan Đình Đức để xét hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN). Bị cáo Thắng khai nhận, việc ký nghị quyết góp vốn đợt 3 trên cơ sở quyết định ủy quyền từ Chủ tịch HĐTV Đinh La Thăng.
“Theo báo cáo của ban chuyên môn, thư ký, nếu không ký ban hành Nghị quyết trước ngày 16/5/2011 thì cổ đông sẽ bị tính lãi suất cao. Bị cáo bị áp lực thời gian. Sau khi ký, bị cáo trực tiếp lên phòng báo cáo với bị cáo Thăng”, bị cáo trần tình.
Tương tự các thành viên HĐTV, bị cáo Nguyễn Thanh Liêm cũng khẳng định, giai đoạn đó, OceanBank kinh doanh có hiệu quả. Bị cáo không nắm được quy định Luật Các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Phan Đình Đức thừa nhận có ký vào văn bản lấy ý kiến các thành viên HĐTV trong đợt góp vốn lần ba. Bị cáo ký nhưng không nêu ý kiến cụ thể. Bị cáo lý giải, thời điểm đó, bị cáo đi học lớp chính trị cao cấp. Ngày 17/5/2011, bị cáo nhận được văn bản xin ý kiến, trong khi thời hạn cuối cùng lấy ý kiến là 16/5/2011 nên bị cáo ký để thể hiện việc đã xem, không đồng nghĩa là đồng ý hoặc không đồng ý!
-
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025