-
Hơn 11 ha đất bị lấn chiếm tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng): Lập được hồ sơ xử lý thì… hết thời hiệu -
Dự án Khu đô thị mới phía Bắc Duy Tân (TP. Kon Tum): “Mắc cạn” sau khi chấm dứt hợp đồng -
Móc ngoặc khai thác trái phép gần 5,5 triệu tấn than -
Công an Đà Nẵng khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty GFDI -
Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí tại Công ty Hưng Thịnh -
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cảnh báo hành vi giả mạo, đánh cắp thông tin
Phê bình lãnh đạo xã Lộc Bổn và yêu cầu khẩn trương xác minh, xử lý vi phạm
Thông tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương vừa có kết luận, chỉ đạo “nóng” sau chuyến kiểm tra hiện trường vấn nạn khai thác khoáng sản không phép tại huyện Phú Lộc hôm 27/6/2023. Đây là vụ việc mà Báo Đầu tư đã điều tra, đăng tải tại bài viết: “Đại công trường khai thác đất, cát lậu" (ngày 26/6/2023).
Theo thông báo của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tiến hành kiểm tra thực tế khu vực khai thác đất san lấp trái phép tại khu vực thôn Hoà Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.
Sau khi kiểm tra thực tế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu UBND huyện Phú Lộc khẩn trương kiểm tra, xác minh xử lý vi phạm, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về vụ việc khai thác đất san lấp trái phép tại khu vực thôn Hoà Vang, xã Lộc Bổn; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 5/7/2023...
Cùng với đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND huyện Phú Lộc kiểm tra, giám sát thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, kiểm tra nội dung báo cáo tại Công văn số 1768/STNMT-TN ngày 23/5/2023; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 5/7/2023.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương (bìa trái, hàng đầu) kiểm tra hiện trường mỏ đất phi pháp trên đất rừng do HTX An Nong 1, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc quản lý bị khai thác làm vật liệu san lấp trong nhiều năm qua. Ảnh: T.V.B |
Liên quan vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết thêm, mặc dù lãnh đạo UBND tỉnh đã có chỉ đạo, đặc biệt là mới đây ngày 11/5/2023, UBND tỉnh đã có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhưng hiệu quả thực hiện vẫn chưa đảm bảo. Đặc biệt, tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc vẫn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nên ông Phương đích thân xuống hiện trường kiểm tra.
“Tôi đã kiểm tra và nhận thấy vấn nạn khai thác khoáng sản trái phép xảy ra tại xã Lộc Bổn đúng như những gì mà báo chí phản ánh trong thời gian qua. Tại hiện trường, tôi cũng đã phê bình lãnh đạo xã Lộc Bổn và yêu cầu lãnh đạo huyện Phú Lộc, sở, ngành liên quan nghiêm túc thực hiện chỉ đạo, chỉ thị của UBND tỉnh cũng như các quy định của pháp luật; phải xác minh, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan. Hiện, tôi đang chờ báo kết quả xử lý, sau đó sẽ có những chỉ đạo tiếp theo”, ông Phương nói.
Mỏ đất phi pháp làm vật liệu san lấp được “tập đoàn” phương tiện “TT123” khai thác trong nhiều năm qua tại thôn Hòa Vang 1, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc. Ảnh: L.N |
Lãnh đạo UBND xã Lộc Bổn báo cáo gì?
Vấn nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép tại tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra nhức nhối trong những năm gần đây. Đã có nhiều quyết định xử phạt của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với mức phạt nhiều tỷ đồng đối với nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm. Một trong những địa phương được báo chí phản ánh vấn nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép diễn ra dai dẳng, nhức nhối, gây bức xúc dư luận là tại huyện Phú Lộc.
Trước thực trạng nêu trên, ngày 11/5/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhất là các hành vi: không lắp đặt camera giám sát, trạm cân, công tác bảo vệ môi trường; các hành vi gian lận, khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ; buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép; đồng thời, tổ chức ra quân thực hiện việc xóa bỏ các bến bãi tập kết khoáng sản trái phép trên địa bàn; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định.
Bất chấp các chỉ đạo của tỉnh, phương tiện của “tập đoàn” phương tiện “TT123” vẫn khai thác cát phi pháp dưới lòng sông Nong giữa ban ngày nhưng không bị ngăn chặn. Ảnh: L.N |
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình (đặc biệt là công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước), trong đó xem xét nguồn gốc hợp pháp của vật liệu xây dựng đã sử dụng; kiên quyết không nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đối với trường hợp sử dụng vật liệu xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định; nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông dòng chảy, việc san gạt, cải tạo mặt bằng, cải tạo đất, đào ao, hồ để khai thác khoáng sản trái phép.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm nêu trên tại địa phương mình; tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo sự công bằng về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cho tất cả các thành phần kinh tế; xử lý nghiêm các đơn vị có dấu hiệu găm hàng tạo sự khan hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường để trục lợi…
Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Chỉ thị như trên, nhưng sau đó, vấn nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép vẫn tiếp tục hoành hành tại huyện Phú Lộc, nhất là tại xã Lộc Bổn (Báo Đầu tư đã phản ánh). Không chỉ tại khu đất rừng tại thôn Hoà Vang 1, do Hợp tác xã An Nong 1, xã Lộc Bổn quản lý bị biến thành mỏ đất làm vật liệu san lấp phi pháp mà “đất tặc” hoành hành, mở thêm một số mỏ đất phi pháp khác tại Lộc Bổn, kể cả biến thượng nguồn sông Nong thành đại công trường khai thác cát sỏi lòng sông phi pháp.
Đáng chú ý “gương mặt” quen thuộc xuất hiện trong những mỏ đất, cát phi pháp là “tập đoàn” phương tiện vận tải chuyên khai thác, vận chuyển đất san lấp, cát sỏi xây dựng có tiếng mang ký hiệu “TT123” đóng tại xã Lộc Bổn. “Tập đoàn” phương tiện xe múc, xe ben tải này hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật, công nhiên như chốn không người giữa những mỏ đất, cát phi pháp.
Một mỏ đất từ đất trồng rừng tại thôn Hòa Vang 3, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc bị khai thác phi pháp diễn ra trong một thời gian dài nhưng không bị ngăn chặn. Ảnh: L.N |
Mặc dù xảy ra tình trạng nhức nhối nêu trên, nhưng theo Phó chủ tịch Phan Quý Phương, báo cáo và giải trình với ông tại hiện trường trong chuyến kiểm tra hôm 27/6/2023, lãnh đạo xã Lộc Bổn cho rằng, do những đối tượng “lén lút khai thác khoáng sản trái phép vào ban đêm” và trong “rừng sâu”, nên lực lượng chức năng khó phát hiện (!?).
Với những gì xảy ra, tận mắt chứng kiến hiện trường khu đất rừng ở thôn Hòa Vang 1 bị tàn phá, băm nát, uy hiếp trụ, đường dây cao thế 500 kV, thì cách giải trình này dĩ nhiên khó làm hài lòng được vị lãnh đạo UBND tỉnh.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liệu lãnh đạo UBND tỉnh có yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra hay không, ông Phương nói: “Hiện tôi đang chờ báo kết quả xử lý, sau đó sẽ có hướng chỉ đạo tiếp theo”.
-
Hơn 11 ha đất bị lấn chiếm tại huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng): Lập được hồ sơ xử lý thì… hết thời hiệu -
Lối ra cho khoản nợ đọng trăm tỷ đồng xây cầu Hòa Trung -
Khởi tố 6 bị can vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý SJC -
Dự án Khu đô thị mới phía Bắc Duy Tân (TP. Kon Tum): “Mắc cạn” sau khi chấm dứt hợp đồng
-
Móc ngoặc khai thác trái phép gần 5,5 triệu tấn than -
Công an Đà Nẵng khám xét khẩn cấp trụ sở Công ty GFDI -
Khởi tố vụ án gây thất thoát, lãng phí tại Công ty Hưng Thịnh -
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế cảnh báo hành vi giả mạo, đánh cắp thông tin -
Công an tỉnh Hà Nam bắt 3 đối tượng buôn lậu gần 6,5 kg vàng -
Cần “sao kê” chứng minh công ty có 400 tỷ, giám đốc bị lừa 1,2 tỷ đồng -
Một doanh nghiệp khai thác vàng ở Quảng Nam bị phong tỏa tài khoản
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/11 -
2 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
3 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
4 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
5 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng