-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Hai đồng sáng lập tMonitor Hải Nam và Trần Nghĩa (ở giữa) tại Cuộc thi IBM Watson Build 2018 |
Tự học thành kỹ sư máy học
“Đưa Thung lũng Silicon đến Việt Nam hay kết nối cả hai là giấc mơ cả đời của tôi”, Vũ Hải Nam chia sẻ trong một bài blog khi vừa bắt đầu hành trình tự học về trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning).
Nam sinh năm 1990, là một kỹ sư phần mềm, cựu sinh viên Trường đại học FPT, tốt nghiệp năm 2012 với GPA 8.45/10. Sau khi tốt nghiệp, Nam đã có được một công việc tốt với tư cách là một nhà phát triển thiết bị di động và từng đầu quân vào nhiều doanh nghiệp như FPT, Applistar Co., Ltd, CleverAds Corp, 3S Intersoft JSC… Nhưng Nam lại cảm thấy không hạnh phúc.
“Tôi thấy thiếu một cái gì đó quan trọng. Tôi quyết định tiếp tục học và chuyển trọng tâm sang máy học để có một hành trình mới”, Nam chia sẻ quãng thời gian trước khi trở thành Giám đốc điều hành tMonitor từ tháng 6/2019.
Hải Nam đã chọn lại tạm gác con đường học tiến sĩ chuyên ngành AI tại Mỹ để tập trung vào khởi nghiệp với tMonitor mà anh là đồng sáng lập. Đội ngũ này kỳ vọng có thể giúp con người, đặc biệt người Việt Nam hít thở bầu không khí trong lành hơn thông qua giải pháp giám sát, phân tích chất lượng không khí, để đưa ra cảnh báo kịp thời, dựa trên máy học và Internet vạn vật.
Tại Cuộc thi Startup Wheel 2021 mà tMonitor vừa trở thành quán quân, Ban Giám khảo đã đặt câu hỏi về lý do khiến đội ngũ này không nghĩ đến việc thương mại hoá ra thị trường nước ngoài, mà dành phần lớn nguồn lực cho thị trường nội địa. Đây không phải là lần đầu câu hỏi này được đặt ra với đội ngũ tMonitor và câu trả lời chỉ có một.
“tMonitor muốn tập trung cải thiện chất lượng không khí tại các nhà máy ở Việt Nam - nơi có hàng triệu người Việt đang làm việc nhiều giờ mỗi ngày. Chúng tôi là người Việt, phải giải quyết tối ưu các vấn đề đang xảy ra cho người Việt trước hết”, Nam chia sẻ.
Khách hàng mục tiêu mà tMonitor nhắm đến nằm trong hơn 55.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn 58.000 trường học và cơ sở liên quan, 35.000 trung tâm về sức khỏe, hơn 60.000 cửa hàng dược phẩm, hơn 1.100 trung tâm thương mại và hơn 21 triệu hộ gia đình… tMonitor đang tham gia “đại dương xanh” khi trên thị trường, các giải pháp được đưa từ nước ngoài về, nên chưa có hệ thống dữ liệu đặc thù về khí hậu nhiệt đới.
Người tiên phong
Ở các thị trường phát triển như Mỹ, EU…, tiêu chuẩn về chất lượng không khí trong các toà nhà thông minh đã được quy định rõ ràng, trong khi khái niệm này vẫn mới mẻ ở Việt Nam. Thế nên, tMonitor gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận những nhà máy trong khu công nghiệp hay các toà nhà văn phòng, bệnh viện… Đến nay, trong 60 địa điểm đã lắp đặt hệ thống tMonitor, đa số đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hải Nam cho biết, mọi người thường dành 90% thời gian trong ngày để sống, làm việc trong nhà. Việc hít phải những khí độc từ chất thải sản xuất, chất hóa học trong công nghiệp, bức xạ nhiệt, các vi sinh vật và vi khuẩn trong môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
Những triệu chứng như đau đầu, viêm xoang, tắc nghẽn đường hô hấp trên, kích ứng mắt, thậm chí là tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng là minh chứng rõ nhất của hệ lụy ô nhiễm không khí trong nhà. Mức độ ô nhiễm không khí ở trong nhà được tính toán là cao gấp từ 2 - 5 lần không khí ở ngoài trời.
“Chúng tôi nhận thấy thị trường đang thiếu một hệ thống quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực, cùng hệ thống với các giải pháp ứng phó được đưa ra tức thời, giá cả phải chăng”, Hải Nam nói.
tMonitor là một hệ thống gồm phần cứng là các thiết bị IoT và phần mềm để có thể đo đạc, lượng hóa được chính xác 13 chỉ số không khí theo quy định của Chính phủ. Để phát triển phần cứng, không chỉ nhập sensor từ Mỹ và Đức, tMonitor còn tập trung vào nghiên cứu sản xuất bo mạch để đọc dữ liệu, tinh chỉnh dữ liệu tùy theo chất lượng không khí nhiệt đới với sự hỗ trợ của AI.
Ngoài việc bán đứt phần cứng cho các đối tác là các doanh nghiệp để có thể theo dõi các chỉ số chất lượng không khí, tMonitor còn cung cấp thêm gói dịch vụ về báo cáo dữ liệu liên quan hoặc tuỳ chỉnh giải pháp theo đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp. tMonitor đã bắt đầu hợp tác với Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang để sản xuất đèn thông minh, cảm ứng tiết kiệm điện năng theo điều kiện thực của môi trường.
Với các hộ gia đình, tMonitor đưa ra các gợi ý để chủ nhà cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Ví dụ, khi gia chủ mua một bộ bàn ghế mới, thì các chỉ số không khí trong nhà sẽ thay đổi và tMonitor sẽ gợi ý nên mở cửa sổ hay hệ thống thông gió, máy điều hòa thế nào cho phù hợp.
Được biết, giải pháp giám sát chất lượng không khí trong nhà kết hợp máy học với Internet vạn vật của tMonitor đã trở thành quán quân khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IBM Watson Build 2018.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"