-
Quảng Nam yêu cầu thanh tra rà soát các dự án chậm tiến độ kéo dài -
Bộ Giao thông Vận tải làm rõ thủ tục bổ sung Sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch -
Quảng Bình trao chủ trương đầu tư dự án Kho xăng dầu ngoại quan Petro Lào -
Khu du lịch sinh thái Nam Ô được điều chỉnh cục bộ quy hoạch 1/500 -
Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
TP.HCM dự kiến đầu tư 17.391 tỷ đồng mở rộng khu công nghệ cao
Ai được quyền tuyên hủy thầu?
Sự lúng túng là điều có thể nhận thấy trong quá trình tiến hành các thủ tục dừng thực hiện 2 gói thầu VEA - G3 và VEA - G4 thuộc Tiểu hợp phần 2b (i): Xây dựng năng lực và hỗ trợ thể chế cho lập kế hoạch và quản lý mạng đường cao tốc; Hợp phần 2b: nâng cao năng lực thể chế tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.
Nguồn ảnh: baoquangngai.vn |
Trong Công văn số 13215/BGTVT - KHĐT ngày 20/11/2019, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã chấp thuận chủ trương dừng việc mua sắm trang thiết bị cho Cục Quản lý đường bộ cao tốc theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bao gồm các gói thầu kể trên.
Đồng thời, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) triển khai thủ tục hủy 2 gói thầu trên và hoàn chỉnh báo cáo hoàn thành dự án, hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định trong nước và của nhà tài trợ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đối với gói thầu VEA - G3 (mua sắm thiết bị văn phòng cho Cục Quản lý đường bộ cao tốc) do tất cả hồ sơ đề xuất đều không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu nên chiểu theo quy định tại khoản 10, Điều 74, Luật Đấu thầu, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã kiến nghị chủ đầu tư hủy thầu. Trên cơ sở đề xuất này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ra quyết định hủy cuộc đấu thầu nói trên vào đầu tháng 7/2018.
Đối với gói thầu VEA - G4 cũng do Ban Quản lý dự án Thăng Long triển khai theo hình thức chào hàng cạnh tranh đã đấu thầu lần 1 và chưa chọn được nhà thầu. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, do đối tượng thụ hưởng không còn, việc mua sắm trang thiết bị không đúng mục tiêu ban đầu, vì vậy, cần thực hiện thủ tục hủy cuộc đấu thầu theo khoản 2, Điều 17, Luật Đấu thầu.
“Nếu xét theo khoản 4, Điều 73, Luật Đấu thầu quy định trách nhiệm của người có thẩm quyền hủy thầu theo quy định tại các khoản 2,3 và 4, Điều 17, Luật Đấu thầu, Bộ GTVT mới là người có thẩm quyền ra quyết định hủy cuộc đầu thầu”, Công văn số 8128/TCĐNVN - QLBTĐB do ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nêu.
Theo các chuyên gia, bản chất của việc hủy 2 gói thầu VEA- G3 và VEA - G4 là giống nhau, đều không còn đối tượng thụ hưởng và hồ sơ đề xuất của các ứng thầu không đáp ứng được yêu cầu, nên hoặc Bộ GTVT ra quyết định hủy thầu cả 2 gói, hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện toàn bộ chứ không nên xé lẻ như đề xuất của đơn vị này.
Vẫn đảm bảo mục tiêu?
Nếu như việc xác định ai là người có quyền ra quyết định hủy thầu chỉ mang tính kỹ thuật, thì việc dừng 2 gói thầu này là điều hết sức cần thiết để tránh lãng phí nguồn vốn vay.
Do Cục Quản lý đường bộ cao tốc đã chính thức được giải thể từ ngày 1/10/2018, nên ngay cả khi quyết “cố đấm ăn xôi” mua các thiết bị này đem về để sử dụng sẽ phải xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà tài trợ (WB) để thay đổi mục tiêu đầu tư thành mua sắm trang thiết bị cho các đơn vị khác thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Trong trường hợp được chấp thuận, chủ đầu tư sẽ gần như phải thực hiện lại toàn bộ quy trình chuẩn bị đầu tư từ khảo sát nhu cầu, lập dự toán, xây dựng kế hoạch đấu thầu...
Điều đáng nói là, Hiệp định vay của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ kết thúc từ ngày 31/12/2018, nên dù có muốn, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng không có cách gì để xử lý việc mua sắm này.
Được biết, Tiểu hợp phần 2b (i) có tổng mức đầu tư khoảng 26 tỷ đồng, ngoài 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị còn có thêm một gói thầu tư vấn nữa là CSM -1 (dịch vụ tư vấn xây dựng năng lực và hỗ trợ chính sách cho việc lập quy hoạch và quản lý mạng đường cao tốc). Đây cũng là gói thầu duy nhất của tiểu hợp phần này được hoàn thành (ngày 31/8/2018). Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, gói thầu CSM -1 đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là hỗ trợ Cục Quản lý đường bộ cao tốc đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Tất cả các cán bộ của đơn vị tiếp nhận được đào tạo và tiếp cận với những kiến thức mới nhất về quy hoạch và quản lý đường cao tốc hiện đại.
Tuy nhiên, với việc Cục Quản lý đường bộ cao tốc bị giải thể chỉ sau đúng 1 tháng ngày Gói thầu CSM -1 hoàn thành, thì chắc chắc Tiểu hợp phần 2b (i) khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu, nếu không nói là có những lãng phí nhất định.
-
Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
TP.HCM dự kiến đầu tư 17.391 tỷ đồng mở rộng khu công nghệ cao -
Quảng Nam yêu cầu rà soát toàn bộ pháp lý Khu du lịch biển Lê Phan -
Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Giải ngân vốn đầu tư công thấp: Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu chủ đầu tư giải trình -
Lộ lý do dừng thẩm định Dự án metro số 5, Ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So
-
1 Nhà đầu tư phải cam kết gì nếu áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt -
2 Cuộc chiến thương hiệu: KDF bị cấm dùng nhãn hiệu “Celano”, liên quan đến cả show “Anh trai Say Hi” -
3 Lãi suất điều hành sẽ giảm thêm để hỗ trợ tăng trưởng? -
4 Biến số và động lực trong tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”