
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới?
-
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone
-
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu -
Thông tin mới nhất về iPhone gập
![]() |
Hệ điều hành mới nhất của Microsoft vẫn sẽ gửi dữ liệu về cho công ty ngay cả khi không được phép của người dùng |
Theo công bố của website Aeronet.cz (Cộng Hòa Séc), Windows 10 vẫn sẽ thực hiện gửi dữ liệu về máy chủ của Microsoft ngay cả khi bạn đã tắt toàn bộ các tùy chọn cho phép hệ điều hành này được quyền thu thập dữ liệu cá nhân.
Ngay từ khi ra mắt, Windows 10 đã bị nhiều trang tin công nghệ uy tín lên tiếng chỉ trích vì cố tình đặt mặc định các cài đặt quyền riêng tư cho phép gửi dữ liệu về máy chủ của Microsoft. Do nhiều người dùng thông thường sẽ bỏ qua các tùy chọn cá nhân này khi cài đặt, nên họ sẽ không biết tới sự tồn tại của các tùy chọn này và mặc nhiên gửi dữ liệu của mình cho Microsoft.
Điều đáng lo ngại nhất là hệ điều hành mới nhất của Microsoft vẫn sẽ gửi dữ liệu về cho công ty ngay cả khi không được phép. Khi nghiên cứu dữ liệu do các máy Windows 10 truyền đi, Aeronet đã phát hiện ra rằng tất cả các thông tin đầu vào của bàn phím đều sẽ được lưu trong các file tạm và sau đó được gửi về máy chủ của Microsoft.
Nói cách khác, Windows 10 đã tích hợp sẵn một bộ keylogger!
Điều này là hoàn toàn khó hiểu, bởi hệ điều hành mới không hề có tính năng Autocorrect (tự động sửa từ do người dùng nhập). Ngay cả khi người dùng không đăng nhập vào Windows 10 bằng một tài khoản Microsoft, quá trình thu thập và gửi dữ liệu phím bấm vẫn sẽ diễn ra. Bộ keylog trên Windows 10 sẽ thu thập cả dữ liệu gõ phím vật lý lẫn phím cảm ứng, bao gồm cả các thông tin đặc biệt nhạy cảm như số điện thoại hay mật khẩu.
Điều kỳ lạ là Microsoft không chỉ thu thập dữ liệu từ bàn phím mà còn thực hiện hành vi này với cả microphone và camera. Aeronet đưa ra cáo buộc rằng toàn bộ các dữ liệu giọng nói cũng sẽ được gửi về Microsoft mỗi khi người dùng sử dụng microphone. Tương tự, khi camera trên PC được bật, Microsoft sẽ thu thập 35MB dữ liệu đầu tiên. Tất cả các thông tin này đều được gửi khi các dịch vụ đòi hỏi kết nối về máy chủ như Cortana đã bị tắt, khiến cho mục đích của hành vi gửi thông tin là hoàn toàn đáng nghi ngờ.
Theo phỏng đoán, tất cả các thông tin này đang được sử dụng để Microsoft có thể xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu về người dùng nhằm phục vụ cho mục đích quảng cáo. Cách đây vài ngày, Microsoft đã cập nhật thỏa thuận người dùng cho biết sẽ tự động cập nhật Windows để xóa game và ngừng các phụ kiện vi phạm bản quyền. Do đó, các thông tin mà Microsoft thu thập trái phép cũng có thể được sử dụng vào mục đích này.
Hiện tại, gã khổng lồ phần mềm vẫn chưa lên tiếng bình luận về thông tin này. Thông tin của trang công nghệ CH Séc nói trên vẫn sẽ cần kiểm chứng, song nếu như thông tin này là sự thật thì Microsoft cũng đã trở nên tồi tệ chẳng kém gì Google, theo đúng những gì mà chiến dịch "Scroogled" của hãng này khẳng định.

-
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone -
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn