
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines
-
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
-
Tổng giám đốc Takeda Việt Nam Benjamin Ping và triết lý kinh doanh từ cây tre Việt Nam
-
Bảo Hưng sản xuất những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất
-
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo để hình thành lớp doanh nghiệp mới tiên phong -
Phát triển các quỹ đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển
Đầu tư vì quê hương
Chia tay năm 2015, điều gì với ông là ấn tượng nhất?
Năm 2015 là năm thành công của công ty chúng tôi.
Thứ nhất là việc Công ty California Waste Solutions (CWS) thắng thầu hợp đồng trị giá hơn 1 tỷ USD tại TP. Oakland, Bang California, Mỹ.
![]() |
Ông David Dương trong một lần diện kiến Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Thứ hai là Công ty VWS-LA được UBND tỉnh Long An cấp chứng nhận đầu tư Khu công nghệ Môi trường Xanh tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An với vốn đầu tư ban đầu là 450 triệu USD.
Trong đó, để giành được hợp đồng tại TP. Oakland, chúng tôi trải qua một chặng đường đấu thầu giằng co kéo dài hơn 2 năm, đối thủ cạnh tranh là Công ty Waste Management, một công ty hàng đầu ở Mỹ cũng như thế giới về xử lý chất thải.
Sự kiện đã làm nức lòng cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, khi một công ty của người Việt đã thắng một công ty sừng sỏ trong lĩnh vực xử lý rác thải tại Mỹ. Hiện chúng tôi đã triển khai hợp đồng, thực hiện thu gom và tái chế chất thải cho TP. Oakland, chỉ riêng khâu thu gom, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư thêm 86 chiếc xe thu gom rác thải chạy bằng khí thiên nhiên (CNG), nhằm giảm thiểu khí thải ra môi trường.
![]() |
Ông David Dương. |
Trong năm 2016, chúng tôi sẽ đầu tư thêm một nhà máy mới 68 triệu USD, sử dụng năng lượng mặt trời và khí thiên nhiên nhằm giảm khí thải ra môi trường… Mọi việc đang rất thuận lợi. Hội đồng TP. Oakland vừa gửi thư khen tặng chúng tôi.
Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An là một dự án ông rất tâm huyết tại Việt Nam?
Đúng vậy! Đó là dự án môi trường xanh vì tương lai. Dự án này sẽ được đầu tư toàn diện, sử dụng công nghệ tiên tiến từ khâu thu gom đến xử lý, tái chế rác thải, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An là bước chuyển tiếp của chúng tôi từ Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Tại dự án này, chúng tôi đã xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí gas lấy từ khu chôn lấp công nghệ cao, xử lý nước rỉ rác tái sử dụng cho mọi hoạt động tại Khu liên hợp.
Trong năm nay, chúng tôi đẩy mạnh đầu tư nhà máy ở Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An. Theo đó, chúng tôi ưu tiên phát triển những công nghệ tối ưu trong quá trình xử lý chất thải và tái chế ra các sản phẩm mới. Ngoài việc lấy khí gas để phát điện, chúng tôi còn sản xuất ra khí hóa lỏng để cung cấp cho xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên, xe đi thu gom vận chuyển rác. Dự án xử lý tất cả các loại rác thải, kể cả rác thải độc hại, rác thải công nghiệp; các sản phẩm từ rác được tái chế, tái sử dụng. Dự trù của chúng tôi là áp dụng nhiều công nghệ để tái chế sản xuất ra giấy, nhựa, thủy tinh, khí hóa lỏng, phân compost…
Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An sẽ giảm dần các khu chôn lấp, trong tương lai rác thải được tái chế 80-85% và chỉ chôn lấp khoảng 15%. Đó là những việc làm cụ thể, thiết thực giữ gìn bầu không khí trong lành, không gây ô nhiễm đất, nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường.
Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An có vẻ chưa phải là “điểm dừng chân” cuối cùng của “Vua rác”?
Chúng tôi đang dự định đầu tư nhân rộng mô hình này tại miền Trung và miền Bắc theo hướng cổ phần hóa Công ty để kêu gọi bà con Việt kiều về đầu tư, cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong nước quan tâm đến lĩnh vực đầu tư môi trường. Những gì chúng tôi làm được tại Mỹ cũng sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa tại Việt Nam.
Về quê hương ăn Tết thì mới thấy thực sự là Tết
Nhân Tết Bính Thân, xin phép hỏi ông đã ăn Tết cổ truyền tại Việt Nam được bao lần rồi?
Có, nhiều lần lắm chứ! Tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần nhưng chắc chắn là rất nhiều, vì tôi là người Việt Nam. Phải trở về quê hương ăn Tết thì mới thấy thực sự là Tết, mới cảm nhận được sâu sắc thế nào là Tết của Việt Nam.
Khi ăn Tết trên quê hương Việt Nam, ông thích làm điều gì nhất?
Ấn tượng nhất của Tết Việt là sự đoàn tụ với gia đình, ngoài những chuyến tham gia công tác xã hội, tôi cũng như bao người Việt mình, đi thăm viếng bà con, anh em, bạn bè. Đây cũng là dịp tôi tiếp xúc với các địa phương mình đầu tư, gặp gỡ lãnh đạo những nơi đó để tìm hiểu thêm cũng như bày tỏ nguyện vọng cho họ hiểu thêm những ngóc ngách vấn đề mà ngày thường chưa nói hết được, hoặc chưa có dịp nói…
Sau thành công ở Mỹ, vì sao ông muốn trở về đầu tư ở Việt Nam?
Khi người Mỹ đi đầu tư bất cứ nơi đâu trên thế giới, hoặc di chuyển từ tiểu bang này đến tiểu bang khác để chọn công việc của mình, thì đối với họ, chắc chắn là vấn đề kinh tế. Nói cách khác, họ đặt kinh tế lên hàng đầu. Nơi nào có lợi nhuận cao, có hiệu quả thì họ sẽ đầu tư.
Còn đối với người Việt Nam thì khác. Khi trở về nước đầu tư, trước tiên mỗi người Việt Nam đều hướng về quê hương. Đầu tư trở về Việt Nam đầu tiên là được đi đi, về về, gần gũi với quê hương, với bà con, bạn bè. Thứ hai, họ nghĩ đầu tư như vậy cũng góp phần phát triển quê hương. Và khi trở về quê hương, nói tiếng Việt, viết chữ Việt, giao tiếp với người Việt thì chắc chắn việc đầu tư sẽ dễ dàng hơn.
Là một trong những người đi tiên phong trở về quê hương đầu tư, từ kinh nghiệm của mình, ông có điều gì muốn chia sẻ với những người đi sau?
Phần lớn những người trở về quê hương đều nghĩ rằng, cần phải đem những công nghệ nào tiên tiến nhất về cho quê hương mình mà họ quên chưa tính đến khả năng tiếp nhận phù hợp, cả ở góc độ thị trường, chi phí, nhân lực…
Không phải cứ đưa những công nghệ tiên tiến nhất tại Mỹ, tại Canada, tại Úc về quê hương với tấm lòng yêu quê hương nghĩa là sẽ thành công. Bởi nếu điều kiện ở trong nước, nhu cầu ở trong nước chưa phù hợp, chưa đòi hỏi đến mức đó, thị trường chưa chấp nhận do chi phí quá cao thì sẽ không đạt hiệu quả kinh tế.
Cũng như cơ thể con người, cần xem cơ thể đó thiếu chất gì thì mới đưa vào, chứ không phải thuốc bổ nào cũng tốt. Cứ thấy thuốc tốt là đưa vào thì có thể không những không hấp thu được mà còn phản tác dụng.
Do đó, điều tôi muốn chia sẻ là phải tìm hiểu thật kỹ nhu cầu đầu tư của đất nước để chọn những dự án, công nghệ phù hợp.

-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines
-
Doanh nhân Lê Anh Tiến, CEO Công ty cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam: Vượt thử thách, khẳng định vị thế với chatbot
-
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
-
Tổng giám đốc Takeda Việt Nam Benjamin Ping và triết lý kinh doanh từ cây tre Việt Nam
-
Phạm Quang Huy, nhà sáng lập Công ty cổ phần Modun Corp: Kiên trì số hóa phòng tập thể thao -
Bảo Hưng sản xuất những sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất -
Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo để hình thành lớp doanh nghiệp mới tiên phong -
Phát triển các quỹ đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và phát triển -
Góc nhìn doanh nghiệp tư nhân về tương lai kinh tế Việt Nam -
Doanh nhân Kevin Junker, CEO SmartSolar: Sứ mệnh giúp người Việt tiếp cận năng lượng sạch -
Tháo gỡ bất cập chính sách từ góc nhìn của các doanh nghiệp tư nhân
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower