Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Vùng đồng bằng sông Hồng: Sức hấp dẫn cao, nhưng điểm nghẽn phát triển không nhỏ
Khánh An - 12/07/2022 23:05
 
Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW tổ chức Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
,
Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW

Sức hút cao, nhưng nhiều điểm nghẽn phát triển

Phát biểu tại Hội thảo ngày 12/7, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết nhấn mạnh: Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW và 11 năm thực hiện Kết luận 13-KL/TW của Bộ Chính trị, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Bộ Chính trị, vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và môi trường.

Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, phát triển vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều tồn tại, hạn chế; nhiều vấn đề mới phát sinh và được đặt ra đối với phát triển vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước.

Theo tính toán của Nhóm nghiên cứu Fullbright University Việt Nam năm 2022 trong xếp hạng tổng hợp sức hút của các địa phương, Đồng bằng sông Hồng đứng đầu về số lượng địa phương có mặt trong top 10. Điểm cao nhất là Hà Nội, tiếp sau là Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.

Phương pháp tính dựa trên điểm tính bình quân trọng số của các nhân tố gồm tài nguyên tự nhiên, vị trí địa lý, quy mô địa phương, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hiệu lực chính quyền, môi trường kinh doanh, phát triển cụm ngành, phát triển doanh nghiệp. Trong top 10, TP.HCM đứng đầu, Hà Nội đứng thứ hai. Đây là hai địa phương có mức điểm vượt trội so với các địa phương khác trong nhóm đứng đầu.

Tuy dẫn các lợi thế rất lớn của Vùng trong bài phát biểu tại Hội thảo, nhưng ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vẫn thấy quá nhiều điểm nghẽn trong phát triển của đồng bằng sông Hồng.

Thứ nhất, diện tích đất tự nhiên nhỏ. Ngoài Hà Nội và Hải Phòng, nhiều đô thị trong vùng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng không gian phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

Thứ hai, cho dù kinh tế tăng trưởng khá cao nhưng tăng trưởng chưa dựa vào tiến bộ, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thậm chí, ông Tuấn cho rằng, các địa phương trong vùng chưa sẵn sàng cho tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ ba, là nơi đậm đà bản sắc văn hóa riêng, nhưng Vùng chưa hình thành được những tổ hợp du lịch để phát huy thế mạnh này.

Thứ tư, chưa hình thành được chuỗi giá trị và các cụm liên kết ngành.

Thứ năm, thể chế, cơ chế chính sách phát triển vùng còn nhiều bất cập, thiếu cơ chế liên kết vùng…

“Sự phát triển cùng Vùng thời gian qua chủ yếu vẫn mang tính độc lập, đơn lẻ từng địa phương, đặc biệt là trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, phát triển công nghiệp, du lịch. Chưa có sự phân công nghiệm vụ cụ thể, chưa xác định rõ vị trí, vai trò của từng địa phương trong Vùng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngay cả sự tập trung doanh nghiệp ở những ngành có tiềm năng hình thành các cụm liên kết ngành, như công nghiệp điện tử, khoa học, công nghệ… đã có trong Vùng, song ông Tuấn nhận xét, vẫn chỉ dừng lại ở khía cạnh bố trí tập trung để khai thác lợi thế sử dụng chung hạ tầng khu công nghiệ và quản lý về môi trường công nghiệp.

Tạo liên minh phát triển trong Vùng Đồng bằng sông Hồng

.
Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 12/7

Trong 7 đề xuất mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn gửi tới Hội thảo, có nhiều đề xuất đáng chú ý.

Có thể kể tới đề xuất mà ông Tuấn đưa lên đầu tiên, đó là kiến tạo liên minh phát triển giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

“Điểm thuận lợi là các địa phương trong Vùng đang có sự ủng hộ của Trung ương, sự đồng lòng, quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của nội bộ chính quyền các địa phương và sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, có sự có mặt của các đối tác, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn có lợi ích dài hạn”, ông Tuấn phân tích.

Giai đoạn vừa qua, các nhân tố trên có thể có ở một số địa phương, nhưng không cùng lúc.

Nếu giải tốt bài toán về sự đồng thuận này, các đề xuất liên quan đến chuyển trọng tâm đầu tư sáng hướng đổi mới sáng tạo; xây dựng đô thị trừng tâm 4.0, tạo hạt nhân lan tỏa cho cả vùng; nâng cấp cụm ngành công nghiệp chế tạo thông qua xây dựng công viên R&D hay tăng cường liên kết và phối hợp giữa các địa phương sẽ được giải nhanh, dù không phải ít thách thức.

Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn đặt nhà máy tại vùng Đồng bằng sông Hồng, nhưng lại chọn Đà Nẵng, TP.HCM hay các quốc gia khác để thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

“Việc xây dựng công viên R&D có thể giải quyết đồng thời môt số điểm yếu về thu hút lao động chất lượng cao, thúc đẩy cải thiện chất lượng đào tạo; tăng sức hấp dẫn với các dự án sản xuất công nghệ cao…

Tất nhiên, đi kèm với đó là việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thỏa mãn yêu cầu về tính dẫn dắt…

Đặc biệt, ông Tuấn nhắc đến đề xuát cho phép thí điểm khu thương mại tự do, đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Hoàng Giang cũng nhắc tới Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, với mục tiêu để đưa vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để thực hiện được, Bộ đã đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp về cơ chế chính sách như hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học à công nghệ; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Thứ trưởng nhắc đến kế hoạch phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát triển, tích hợp hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với các khu công nghệ cao, trường đại học, viện nghiên cứu...

Sẽ phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo mô hình mở, là đầu mối quan trọng của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, có hạ tầng hiện đại và thông minh, là nơi thúc đẩy phát triển chuỗi hoạt động tri thức và công nghệ giữa trường đại học, tổ chức nghiên cứu và triển khai, doanh nghiệp và thị trường.

Phát triển Khu công nghệ cao Hà Nam, các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Sẽ xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.

Xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KH&CN với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển…

Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo, hội nghị trong Kế hoạch tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW của Ban Chỉ đạo.
Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư tại TP.HCM
Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư