-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư -
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành
Tọa đàm với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" vừa được tổ chức mới đây |
Điểm sáng giữa tình hình khó khăn toàn cầu
Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi; biến động nhanh; rất khó lường, khó dự báo, có những thực tiễn xảy ra còn vượt quá dự báo cùng độ phức tạp của tình hình thế giới tác động đến các nền kinh tế là những cụm từ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương mô tả gói gọn về bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới năm 2022, những tháng đầu năm 2023.
“Nền kinh tế nước ta có quy mô còn khiêm tốn trong khi độ mở lớn (gần 2 lần so với GDP). Như vậy, sự tác động của ngoại cảnh đối với kinh tế nước ta rất lớn. Cuối năm 2021 và năm 2022, chúng ta kỳ vọng là sau khi vượt qua dịch COVID-19, các nền kinh tế sẽ đến thời kỳ phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tiễn không như dự báo, thậm chí có những yếu tố như những cuộc xung đột chính trị, tài chính - tiền tệ… đã làm chậm đi quá trình phục hồi, thậm chí đẩy nền kinh tế đến nguy cơ suy thoái”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Một số nhân tố trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô của các nước. Trong đó yếu tố lạm phát là yếu tố lớn, xuất phát từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, tác động lan toả trên toàn cầu. Nhiều nước phải bung ra các giải pháp ứng phó với tình hình lạm phát gia tăng, đặc biệt là giải pháp tài khoá, tiền tệ. Các giải pháp nêu trên khiến chúng ta phải đối mặt với giảm sút về tăng trưởng kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương |
Mặc dù trong bối cảnh khó khăn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng kết quả điều hành kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Qua nhận xét của các chuyên gia và cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế vĩ mô, điều quan trọng nhất chúng ta đạt được chính là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu Quốc hội giao, cũng như đảm bảo các cân đối lớn, điều hành giải pháp tiền tệ, tài khoá ở mức hợp lý. Đơn cử như vấn đề tỷ giá, lãi suất, dù có điều chỉnh, mức biên độ phù hợp đã giúp không tạo ra các cú sốc lớn với kinh tế vĩ mô.
Thời gian tới, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn phải tiếp tục đối diện với áp lực gia tăng từ bên ngoài và phải tìm cách vượt qua như cầu thế giới giảm mạnh; lĩnh vực sản xuất chế biến, chế tạo và một vài lĩnh vực động lực bị ảnh hưởng nặng nề; thiếu đơn hàng, thu hẹp sản xuất… Đó là khó khăn trước mắt chúng ta phải đối diện từ nay đến cuối năm.
Thống kê so sánh với các nước trên thế giới và khu vực, bối cảnh vĩ mô của chúng ta vẫn ở mức khá tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I của Việt Nam đạt 3,32%; trong khi các đối tác chính, nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng thấp như Mỹ đạt 1,6%; EU đạt 1,3%; Nhật đạt 1,3%; Hàn Quốc đạt 0,8%. Khi tăng trưởng thấp, cầu tiêu dùng của những nền kinh tế này cũng giảm theo, dẫn tới đơn hàng của doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra của chúng ta bị ảnh hưởng. Số liệu tăng trưởng của lĩnh vực chế biến, chế tạo quý I cũng đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP 3,32% vẫn cao hơn so với dự báo của World Bank và IMF trong năm 2023 là hơn 2% cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức khá tích cực, tạo tiền đề để phấn đấu trong các tháng cuối năm.
“Bên cạnh đó, sau 4 tháng, chúng ta đạt chỉ số lạm phát dưới 4% theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Các nền kinh tế khác đều ở mức khá cao như: Singapore (5,5%); Indonesia (khoảng 5%), EU (khoảng 7%); Mỹ (khoảng 5%). Đây là các nền kinh tế đối tác của chúng ta và họ đều đang chống đỡ với tình trạng lạm phát gia tăng”. Với những gì đã làm được, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào các chính sách, điều hành từ năm ngoái cũng như đầu năm này để đạt mục tiêu đã đề ra.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, cho rằng bối cảnh thế giới đang khiến nhiều nước đang phải vật lộn. Đáng mừng là Việt Nam đang thể hiện bản lĩnh tốt. Bên ngoài nhìn vào Việt Nam hiện như con tàu chòng chành thế nhưng có sự chèo lái vững vàng, hệ số tín nhiệm cải thiện, thu chi ngân sách tốt, lạm phát kiểm soát chặt chẽ so với nhiều nước.
Cũng theo TS. Vũ Minh Khương, IMF dự báo Việt Nam năm nay tăng trưởng 5,8%, nhưng đưa ra con số dự đoán năm sau khá cao.“Nhìn vào yếu tố tăng trưởng, Việt Nam vẫn là điểm sáng. Thế giới vẫn kỳ vọng cao vào tương lai của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài tôi có dịp tiếp xúc vẫn háo hức muốn vào Việt Nam, kỳ vọng Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị mới”, ông cho hay.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng trong bối cảnh thế giới có những cơn sóng chao đảo như vấn đề lạm phát, sụt giảm tăng trưởng, Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô là thành công lớn nhất. Đây cũng là điều kiện tạo được sự ổn định rất nhiều mặt, kể cả đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chúng ta không phải trả giá cho việc khôi phục lại các cân bằng.
Kết quả kiểm soát lạm phát đáng ghi nhận
Trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, kết quả kiểm soát lạm phát của chúng ta trong thời gian qua rất đáng ghi nhận, đặc biệt là trong chính sách điều hành kiểm soát giá. “Trong quá khứ, chúng ta cũng từng chứng kiến những lúc phải gánh chịu hậu quả của lạm phát cao như những năm 80, 90 của thế kỷ trước hay là giai đoạn 2008-2011 với sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Với tác động của lạm phát như vậy, đúng như vấn đề đã đặt ra là chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như nguồn lực để khắc phục được hậu quả của nó, cũng như là quay trở lại trạng thái phát triển kinh tế tốt”. Cụ thể, các hệ lụy do lạm phát đã được chỉ ra ra như tăng trưởng bị suy giảm, thậm chí là suy thoái, cho đến đời sống của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều, rồi thất nghiệp, đói nghèo, kể cả việc phá hoạt tài nguyên môi trường.
Thực tiễn thứ hai Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh sự quan tâm của xã hội đến vấn đề lạm phát. Người dân cũng đã hiểu được rằng lạm phát đánh thẳng vào nồi cơm của gia đình họ, đánh thẳng vào túi tiền của họ. Do vậy, họ rất quan tâm đến vấn đề làm sao kiểm soát lạm phát, vì một khi lạm phát gia tăng, câu chuyện cuộc sống bị đảo lộn, chi tiêu, chi phí tăng lên rất nhiều và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà tầm quan trọng của việc kiểm soát lạm phát ngày càng được đặt ở vị trí trọng tâm cao hơn.
Trong các giải pháp kiềm chế lạm phát thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng sự phối kết hợp trong các chính sách khi điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn trong chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có vai trò rất quan trọng.
"Có thể thấy khi chúng ta cần kiểm soát lạm phát, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ để giữ lạm phát ở mức mục tiêu hoặc dưới mức mục tiêu. Để thúc đẩy hỗ trợ cho nền kinh tế, chính sách tài khóa mở rộng đã được thực hiện như giãn hoãn thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, nhiều sắc thuế… cho doanh nghiệp, cho người dân. Rồi chúng ta tăng cường, mở rộng đầu tư công, đầu tư vào hạ tầng, hệ thống đường cao tốc và các hạ tầng khác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giải quyết các vấn đề sau giai đoạn đại dịch”, ông Chi phân tích.
Đứng từ góc độ Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu về chính sách tài khóa, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đánh giá chính sách tài khóa trong những năm vừa qua chính là điểm tựa, bệ đỡ để thực hiện các nhiệm vụ vĩ mô khác. Đánh giá về chính sách tài khoá, GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cũng nhấn mạnh việc điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ đã ứng phó rất kịp thời, phù hợp và hiệu quả. Quan trọng hơn, Việt Nam không bị rơi vào lạm phát sau khi chính sách tài khóa đi theo hướng mở rộng, vẫn giảm được gánh nặng cho doanh nghiệp, như giảm thuế, giãn, hoãn các khoản đóng góp.
Nguồn thu có xu hướng bị sụt giảm, nhất là chúng ta lại miễn, giãn, hoãn các khoản thu. Tuy nhiên, thực tế 2 năm qua, năm 2021 và 2022, thu đều vượt qua dự báo rất nhiều, thể hiện ở chỗ chúng ta tranh thủ cơ hội để khai thác được nguồn thu để bù đắp cho phần giãn, hoãn, chậm nộp của doanh nghiệp.
GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân |
Kết quả kiểm soát lạm phát đáng ghi nhận. Tuy nhiên, GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh rằng kiểm soát lạm phát vẫn thường phải đi đôi với hạn chế nguồn lực bơm ra thị trường, ví dụ như tiền tệ. Nếu quá lo ngại lạm phát, tiếp tục thắt chặt đồng tiền, hạn chế cung vốn cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp không có nguồn lực để sản xuất kinh doanh.
“Áp lực lạm phát thế giới vào Việt Nam ít nhưng áp lực suy thoái thì cao hơn, đáng lo ngại hơn. Nếu chúng ta không hành động sớm, chờ lúc suy thoái rồi mới bơm tiền vào cứu trợ thì khó phục hồi cũng tương tự như cơ thể mà quá yếu nếu thêm thuốc bổ cũng không phục hồi được".
Do đó, theo ông Cường, cần tính đến chuyện cân bằng các chính sách kiểm soát lạm phát (nới lỏng tiền tệ), chuyển hướng hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, để tạo tăng trưởng, công ăn việc làm. Mục tiêu của chúng ta không phải là tăng trưởng để tạo của cải, công ăn việc làm, người dân có thu nhập, cải thiện đời sống mà là việc doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại. Điều này sẽ giúp duy trì cân bằng kinh tế vĩ mô. Sau năm 2022 ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát , GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng chuyển hướng của Chính phủ trong giai đoạn này là phải tập trung cho tăng trưởng, thay vì kiểm soát lạm phát như vừa qua.
-
Quảng Ninh: Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tiên sẽ vận hành cuối năm 2024 -
Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồng -
Làm rõ tham số tài chính Dự án Cảng hàng không Sa Pa -
Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
-
Kiên Giang tập trung phát triển hạ tầng khu công nghiệp -
Đề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập -
Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành -
Hướng dẫn lựa chọn nhà thầu khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão -
Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm -
Đầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình -
Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi