
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 26/3/2025
-
[Emagazine] Agribank: 37 năm vững vàng nền tảng, sẵn sàng bứt tốc cho kỷ nguyên mới
-
Doanh nghiệp nhôm, thép rà soát xuất khẩu sang thị trường EU
-
Thủ tướng chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Hải quan Thái Bình cập nhật thông tin, quy định về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp -
F.I.T Group hái quả ngọt sau 18 năm “Tiếp bước tinh hoa - Nâng tầm vị thế”
![]() |
Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong Asean. |
Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU năm 2023 - “Phát triển bền vững - Đích đến trong hành trình kiến tạo chuỗi giá trị tương lai”.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU năm 2022, theo Eurostat.
Thời gian qua, bất chấp khó khăn về thị trường, chuỗi cung ứng, kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, trao đổi thương mại Việt Nam - EU vẫn ghi nhận kết quả tăng trưởng hết sức tích cực, với lực đẩy quan trọng từ FTA song phương EVFTA.
Trong năm ngoái, xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và EU năm 2022 đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2021; trong đó xuất khẩu đạt 46,82 tỷ USD, tăng tới 16,7%, với 10 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Xuất khẩu sang hầu hết thị trường trong khối EU đều tăng rất mạnh; nhiều thị trường đạt mức tăng 2 con số như Ireland (tăng 45,9%), Đan Mạch (tăng 40,0%); Hà Lan (tăng 35,8%); Đức (tăng 23,1%).
10 tháng 2023, thương mại Việt Nam-EU đạt 51,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khối này đạt 36,2 tỷ USD, giảm 8,9%, nhập khẩu 15,6 tỷ USD, giảm 2,6%. Những tháng gần đây, xuất khẩu sang EU đã thu hẹp đà giảm tương đối nhanh nhờ nhu cầu tiêu dùng tại thị trường 450 triệu dân phục hồi.
Ông Gabor Fluit , Chủ tịch EuroCham nhận định: " Việt Nam đang đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác EU trên nền tảng vững chắc của quan hệ đối tác toàn diện và ưu thế lớn từ Hiệp định EVFTA".
EVFTA tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam khi hiện mới chỉ có 4 quốc gia châu Á ký FTA với EU, trong ASEAN chỉ có Việt Nam và Singapore.
Chủ tịch EuroCham cũng đánh giá cao lợi thế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực nhờ hội nhập kinh tế sâu rộng, thu hút FDI hiệu quả và môi trường đầu tư, kinh doanh ổn định.
Nhờ vị trí chiến lược ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam trở thành cửa ngõ tự nhiên cho các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách mở rộng thị trường đầu tư, kinh doanh tại châu Á. Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn khi có lợi thế lực lượng lao động trẻ, lành nghề, chi phí cạnh tranh.
Kết quả khảo sát Chỉ số Niềm tin Kinh doanh gần đây nhất của EuroCham cho thấy, có 31% thành viên EuroCham xác định Việt Nam là một trong ba điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu, trong khi hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết có kế hoạch tăng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam từ cuối năm 2023.
Với 450 triệu dân, 27 thị trường thuộc EU là điểm đến quan trọng của các ngành hàng xuất khẩu Việt Nam, dư địa để khai thác dung lượng thị trường còn rất lớn, nhưng trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của EU về tiêu chuẩn hàng hóa, doanh nghiệp cần chuyển đổi sản xuất, tăng đầu tư cho phát triển xanh, bền vững để có sản phẩm xanh xuất khẩu.
Đây cũng là xu thế không thể đảo ngược trên toàn cầu và là con đường bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị mới.
Cụ thể, hàng loạt các quy định đáng lưu ý như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), Quy định về chuỗi cung ứng chống phá rừng (EUDR), Chỉ thị thẩm định chuỗi cung ứng (CSDDD)... được nhận định sẽ tác động đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU, từ các mặt hàng công nghiệp đến nông nghiệp, từ xi măng, sắt thép tới dệt may, cà phê....
Việc tuân thủ các quy định của EU như CBAM, CSDDD là chìa khóa tăng cường quan hệ kinh tế Việt Nam – châu Âu, qua đó giúp Việt Nam giữ vững lợi thế cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác tại EU.

-
Găng tay cao su Việt Nam bị đề nghị điều tra bán phá giá tại Ấn Độ -
Hải quan Thái Bình cập nhật thông tin, quy định về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp -
F.I.T Group hái quả ngọt sau 18 năm “Tiếp bước tinh hoa - Nâng tầm vị thế” -
Tình trạng “bất cân xứng” trong việc thực hiện thủ tục hành chính -
Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam sẽ xếp hạng năng lực nhà thầu Việt -
Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy -
Thái Bình: Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025