
-
Bắt 2 tấn ma túy trong nửa đầu năm 2025, tăng gần gấp đôi cùng kỳ
-
Áp dụng biên lai điện tử khi trả tiền thi hành án cho hơn 43.000 trái chủ vụ Vạn Thịnh Phát
-
Còn bỏ sót và buông lỏng trong cấp phép kiểm nghiệm và sản xuất thực phẩm
-
Hải Phòng nỗ lực phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại
-
Tuyên án phúc thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC vào ngày 26/6 tới -
Triệt xóa băng nhóm tội phạm chuyên lừa người già, thu nhập thấp
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 21/6 là ngày ghi nhận ca nhiễm nCoV mới cao kỷ lục với 183.020 trường hợp, chủ yếu ở khu vực Bắc và Nam Mỹ với hơn 116.000 ca. Kỷ lục trước đó được ghi nhận ngày 18/6 với 181.232 ca nhiễm.
Theo thống kê của trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, thế giới hiện ghi nhận hơn 9 triệu ca nhiễm và gần 471.000 ca tử vong do đại dịch Covid-19. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và hơn 122.000 ca tử vong, trong khi Brazil xếp thứ hai với gần 1,1 triệu ca nhiễm và hơn 50.000 ca tử vong.
Các chuyên gia cho biết số ca nhiễm tăng có thể cho thấy việc tăng cường xét nghiệm cũng như lây nhiễm rộng hơn. Hơn 2/3 ca tử vong được ghi nhận ở châu Mỹ.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho một người dân ở thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ hôm 20/6. Ảnh: Reuters.
Trước đó một ngày, WHO cảnh báo nhân loại đang tiến đến giai đoạn mới và nguy hiểm của đại dịch. "Nhiều người đã chán ngấy với việc phải ở nhà. Các quốc gia vì thế mà nỗ lực nới lệnh giãn cách và mở cửa lại nền kinh tế. Nhưng virus vẫn lây lan nhanh chóng, nguy hiểm và hầu hết mọi người dễ mắc bệnh", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ca nhiễm đang tăng nhanh không chỉ ở châu Mỹ mà còn Nam Phi và các nước khác. Nam Phi hôm 20/6 báo cáo gần 5.000 ca nhiễm mới và 46 ca tử vong. Bất chấp sự gia tăng, Tổng thống Cyril Ramaphosa tuyên bố nới lỏng hơn nữa các biện pháp phong tỏa. Sòng bạc, thẩm mỹ viện và dịch vụ nhà hàng sẽ được mở cửa trở lại.
Ở châu Âu, một nhà máy thịt đóng hộp ở Đức ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, buộc chính quyền khu vực phải cách ly toàn bộ 6.500 công nhân, quản lý và thành viên gia đình họ. Tại châu Á, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận ca nhiễm mới, làm dấy lên lo ngại làn sóng bùng phát thứ hai tại hai nước này.
Trong tuần qua, Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát đi lại bằng cách yêu cầu bất kỳ ai muốn rời khỏi thủ đô 20 triệu dân đều phải trình giấy chứng nhận âm tính nCoV. Tại Hàn Quốc, gần 200 ca nhiễm liên quan đến một công ty bán hàng và ít nhất 70 ca liên quan câu lạc bộ bóng bàn ở Seoul. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc không thắt chặt biện pháp cách biệt cộng đồng để tránh gây tổn hại nền kinh tế.

-
Bắt 2 tấn ma túy trong nửa đầu năm 2025, tăng gần gấp đôi cùng kỳ
-
Áp dụng biên lai điện tử khi trả tiền thi hành án cho hơn 43.000 trái chủ vụ Vạn Thịnh Phát
-
Còn bỏ sót và buông lỏng trong cấp phép kiểm nghiệm và sản xuất thực phẩm
-
Hải Phòng nỗ lực phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại
-
Tuyên án phúc thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC vào ngày 26/6 tới -
Triệt xóa băng nhóm tội phạm chuyên lừa người già, thu nhập thấp -
Bà Trương Mỹ Lan làm việc với đối tác ngoại về kế hoạch khắc phục 3 tỷ USD -
Quảng Nam đấu giá 3 mỏ cát: Giá khởi điểm vài tỷ, trúng hàng trăm tỷ -
Hải quan Việt Nam kêu gọi nhân dân chung tay phòng, chống ma túy -
Bắt 450 chiếc đồng hồ Rolex giả nhập lậu qua cửa khẩu Trà Lĩnh -
Hải quan Nội Bài bắt 6.900.000 Yên Nhật vận chuyển trái phép trong hành lý xách tay
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu