Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
WHO: Thế giới bước vào giai đoạn COVID-19 mới và nguy hiểm
T.T - 20/06/2020 09:13
 
Rổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã bước sang giai đoạn mới và nguy hiểm.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP

Tuyên bố được Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong bối cảnh nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.

Trong 24 giờ qua tính tới nửa đêm 19/6 (giờ Việt Nam), số liệu của WHO cho thấy thế giới đã chứng kiến số lượng ca mắc COVID-19 mới vượt quá 150.000 ca/ngày.

Theo trang worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 19/6, toàn thế giới đã ghi nhận 8.621.822 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 457.341 ca tử vong.

Phát biểu tại cuộc họp báo từ trụ sở WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua đã “ở mức cao nhất từ trước tới nay tính trong vòng 1 ngày”.

Theo ông Tedros Ghebreyesus gần một nửa số ca mắc này được ghi nhận ở châu Mỹ, trong khi khu vực Nam Á và Trung Đông cũng ghi nhận số lượng bệnh nhân lớn. Người đứng đầu WHO nói: “Nhiều người đã chán ngán việc ở nhà. Nhiều quốc gia đang háo hức mở cửa các xã hội và nền kinh tế. Song virus SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm nhanh. Virus này vẫn gây chết người và hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh”.  

Tổng Giám đốc WHO cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng cần “cực kỳ cảnh giác” trước virus SARS-CoV-2 cũng như cần “tập trung vào các nguyên tắc… Cần tiếp tục giữa khoảng cách khi giao tiếp. Ở nhà nếu bạn cảm thấy bị ốm. Hãy che mũi và miệng của bạn khi ho. Đeo khẩu trang khi cần thiết và rửa sạch tay”. Ông Tedros Ghebreyesus bày tỏ tin tưởng thế giới sẽ vượt qua đại dịch COVID-19 và chuẩn bị tốt hơn cho một cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Liên quan tới vaccine phòng virus SARS-CoV-2, Tổng Giám đốc Tedros Ghebreyesus cho hay các nhà khoa học trên khắp thế giới đang khẩn trương phát triển ít nhất 141 loại vaccine, trong đó 13 loại đang được thử nghiệm lâm sàng. Song ông cũng lưu ý rằng phát triển một vaccine an toàn và hiệu quả sẽ là một lộ trình rất khó khắn và lịch sử chưa hề có loại vaccine virus corona nào được sản xuất.  

Theo trang worldometers.info, tính đến hết ngày 19/6, toàn thế giới đã ghi nhận 8.621.822 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 457.341 ca tử vong.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong tổng số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch COVID-19, với 2.265.449 ca nhiễm và 120.726  ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 984.315 ca nhiễm và 47.897 ca tử vong; Nga 569.063 ca nhiễm và 7.841 ca tử vong; Ấn Độ với 382.497 ca nhiễm và 12.616 ca tử vong. 

Văn phòng WHO tại châu Âu đã cảnh báo tình hình lo ngại do số ca lây nhiễm và số ca mắc COVID-19 tăng tại Đông Âu với tỷ lệ lây nhiễm lũy kế đã tăng hơn 3 lần, từ 6 lên 21 nước. Theo văn phòng trên, dịch bệnh vẫn hoành hành ở nhiều nước, do đó các chính phủ cần tiếp tục quá trình phục hồi và tái thiết nhưng vẫn duy trì cảnh giác và thận trọng khi nới lỏng phong tỏa.

WHO nhắc lại bài học của một số nước đã ghi nhận nhiều ổ dịch địa phương sau khi mở cửa lại trường học. Các nước Đông Âu tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm gia tăng như Slovenia, Croatia, CH Séc... 

WHO kêu gọi thế giới chia sẻ vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19
Vắc-xin phòng virus SARS-CoV-2 cần phải được xem là một hàng hóa công toàn cầu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư