
-
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc chọn thầu xây nhà ga hành khách Sân bay Long Thành
-
Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư dự án thức ăn thủy sản vốn 23,6 triệu USD
-
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu
-
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây -
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, tại công văn số 1094/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án cầu thay thế phà Cát Lái trên cơ sở thống nhất của UBND tỉnh Đồng Nai với UBND Thành phố Hồ Chí Minh về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.
UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Dự án theo đúng quy định hiện hành.
Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3.782m, phần cầu chính dài 650m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Cầu có tĩnh không thông thuyền 55m, rộng 37,7m, gồm 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5m. Tổng kinh phí dự án dự kiến là 7.182 tỉ đồng. Điểm đầu dự án kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy, quận 2 (TP.HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai có kiến nghị Chính phủ về hình thức triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai với quận 2, TP.HCM.
UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng dự án này có tổng mức đầu tư lớn, việc triển khai theo hình thức BOT cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi. Do đó, tỉnh kiến nghị tách dự án xây dựng cầu Cát Lái ra làm ba dự án thành phần.
Cụ thể, phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623m, Đồng Nai kiến nghị Chính phủ giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai 263m sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT.
Phần cầu chính, Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức BOT. Trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

-
Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu -
Hợp tác phát triển trên Hành lang kinh tế Đông - Tây -
Ba trụ cột cơ bản - động lực mới đưa Ninh Bình phát triển -
Đón mùa xuân cao tốc -
Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn -
Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương bứt phá bỏ xa vốn FDI -
Đà Nẵng vận hành bản đồ số về các dự án kêu gọi đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/1
-
2 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
3 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
4 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
5 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm