Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 25 tháng 11 năm 2024,
Xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định UKVFTA
Thế Hoàng - 19/02/2021 16:47
 
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA.
UKVFTA kết thúc đàm phán cuối năm 2020, chính thức ký kết ngày 31/12/2020 và có hiệu lực từ 1/12021.
UKVFTA kết thúc đàm phán ngày 11/12/2020, chính thức ký kết ngày 31/12/2020 và có hiệu lực từ 1/12021.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (Hiệp định UKVFTA) giai đoạn 2021 – 2022.

Bộ Tài chính cho biết, đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về cơ bản kế thừa các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EVFTA). Theo đó, sau 06 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, phía Bạn sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế.

Đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len: Việt Nam kế thừa toàn bộ các cam kết trong EVFTA. Theo đó, ta cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế. Tiếp đó, sau 06 năm, 91,8% số dòng thuế sẽ được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 9 năm, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế.

Hiệp định UKVFTA được Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len gấp rút đàm phán sau sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit) nhằm đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn và việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt.

Từ năm 2010-2019, thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đã tăng gấp 3 lần, lên tới 7,79 tỷ USD.

Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước ước tính vẫn đạt 5,55 tỷ USD trong năm 2020; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh đạt 4,88 tỷ USD và nhập khẩu đạt 670 triệu USD. Anh hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. Đặc biệt, Việt Nam luôn giữ vững mức thặng dư thương mại lớn tại thị trường này.

Về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022, dự thảo nêu rõ ban hành kèm theo Nghị định này:

Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA: gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đối với từng mã hàng;

Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA: gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu vào Việt Nam từ các vùng lãnh thổ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định này đối với từng mã hàng.

Xuất khẩu cá tra sang Anh sẽ tiếp tục tăng trưởng khi tận dụng UKVFTA
Dù ảnh hưởng từ đại dịch cũng như khi UKVFTA chưa có hiệu lực, Anh vẫn là thị trường sáng chói trên bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư