-
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn -
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
Việc làm mới, kỹ năng mới
Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên số, các công nghệ như robot, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... đang tạo ra những thay đổi lớn về việc làm. Nhu cầu đối với những công việc giản đơn và đòi hỏi ít kỹ năng sẽ giảm dần. Đồng thời, nhu cầu về nhân sự có kỹ năng sử dụng các công cụ tự động hóa và khai thác được sức mạnh của dữ liệu lớn, đồng nghĩa với nhu cầu về các kỹ năng STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) sẽ tăng lên đáng kể.
. |
Bên cạnh đó, yêu cầu về các kỹ năng mềm mà máy móc không thể thay thế được như trí thông minh cảm xúc, khả năng sáng tạo và khả năng thuyết phục cũng sẽ tăng lên. Như vậy, với cùng một công việc nhưng yêu cầu về kỹ năng trong tương lai có thể sẽ rất khác so với yêu cầu về kỹ năng của hôm nay.
Đối diện với tương lai này, các công ty tại Việt Nam và trên toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút được nhân sự có kỹ năng cần thiết: 80% các CEO trong một khảo sát toàn cầu của PwC trong năm 2018 cho biết, họ quan ngại về tình trạng thiếu hụt các kỹ năng căn bản để thành công trong thời đại mới. Nhận thức về các kỹ năng cũng còn chưa rõ ràng. Theo Khảo sát Cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2018 của PwC, chỉ có 14% số người trả lời khảo sát ở Việt Nam hiểu rõ về các kỹ năng và năng lực cụ thể mà họ cần để thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số.
. |
Doanh nghiệp có thể làm gì?
Để xây dựng được lực lượng lao động với những kỹ năng mới, bản thân các doanh nghiệp cần có sự chủ động. Nghiên cứu của PwC đã cho thấy 5 bước giúp các doanh nghiệp có thể bắt tay vào quá trình xây dựng nhân sự mới cho tương lai:
1. Đánh giá hiện trạng và mục tiêu hướng đến
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch, lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu được người lao động đang sở hữu những kỹ năng nào. Các kỹ năng này có thể được phân loại theo chức năng và trình độ. Tiếp theo, doanh nghiệp cần hiểu rõ các kỹ năng sẽ cần trong 2 đến 5 năm tới và xác định khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu cần đạt đến trong tương lai. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược tuyển dụng và kế hoạch đào tạo phù hợp.
2. Nâng cao chất lượng nhân sự hiện tại
Một khi đã có hiểu biết tổng thể về các kỹ năng hiện tại và tương lai, lãnh đạo cần truyền đạt đến người lao động để mỗi nhân viên đều nắm rõ được họ đang ở đâu và các kỹ năng họ sẽ cần phải có trong tương lai là gì. Các công ty nên đầu tư cho các chương trình học tập và phát triển kỹ năng được thiết kế riêng cho từng người lao động hoặc nhóm người lao động. Bằng cách kết hợp đào tạo với hướng dẫn (coaching) thường xuyên, các nhà quản lý có thể duy trì đà học tập của nhân viên.
3. Tuyển dụng nhân tài mới
Để nâng cao năng suất và khả năng đổi mới, doanh nghiệp sẽ cần phải tuyển dụng các nhân sự mới. Những người có kinh nghiệm và kỹ năng đa dạng có thể mang đến những cách suy nghĩ mới, giúp thúc đẩy những ý tưởng hay, những cách làm mới trong toàn tổ chức. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng, các vị trí được tuyển mới phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chỉ tuyển dụng những kỹ năng mà doanh nghiệp đang thiếu để tránh lãng phí nhân lực.
4. Trải thảm cho ý tưởng mới
Để thực sự đẩy nhanh việc phát triển kỹ năng, các công ty cần tạo ra những không gian mới và trải nghiệm khác. Nhiều công ty đang thử nghiệm với các chương trình ươm mầm ý tưởng, nơi hội tụ các cá nhân có kỹ năng và tư duy đa dạng trong doanh nghiệp. Họ cùng nhau đánh giá về các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt và đưa ra các giải pháp mới mẻ để áp dụng khi làm việc với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh. Nhiều công ty khác thì tập trung vào việc hiện đại hoá môi trường làm việc, mở ra các chính sách làm việc linh hoạt và các cơ hội để người lao động thực hành các kỹ năng mới.
5. Mở rộng hợp tác
Bên cạnh các nỗ lực của riêng mình, các doanh nghiệp cũng nên hợp tác với các tổ chức giáo dục và các nhà hoạch định chính sách.
Doanh nghiệp cần tích cực tham gia các cuộc thảo luận chính sách để thúc đẩy các chính sách lao động linh hoạt và phát triển kỹ năng người lao động. Đối với nhiều người lao động, việc luân chuyển lao động hay dành thời gian (thậm chí là nghỉ việc tạm thời) để tham gia các chương trình tái đào tạo là cần thiết để phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều người không tận dụng được các cơ hội đó vì các chính sách liên quan tới tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi... tại doanh nghiệp hay quốc gia của họ không cho phép.
Về mặt giáo dục, các doanh nghiệp nên tạo dựng quan hệ đối tác với các trường phổ thông và đại học để góp phần đổi mới chương trình giảng dạy, cũng như mở rộng các cơ hội thực tập và học việc, nhằm nuôi dưỡng nguồn lao động tài năng cho tương lai.
Một điều quan trọng là, doanh nghiệp cần giám sát và cập nhật liên tục việc chuyển đổi lực lượng lao động. Họ nên thường xuyên đặt ra câu hỏi: Chất lượng và số lượng nhân sự trong doanh nghiệp đang thay đổi như thế nào? Nhu cầu về kỹ năng trong doanh nghiệp đang biến đổi ra sao? Dựa trên đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và kế hoạch phát triển nhân lực cho phù hợp.
-
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp?
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3