
-
Vietjet là nhà đầu tư tổ hợp bảo dưỡng tàu bay Long Thành vốn 1.543 tỷ đồng
-
Nếu không có doanh nghiệp nhỏ, "đại bàng" sống với ai?
-
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại
-
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
![]() |
Bộ Công thương đang xây dựng tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ Việt Nam lưu thông trong nước. |
Bộ Công thương đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa nhằm thúc đẩy xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại.
Dự thảo mở rộng phạm vi điều chỉnh và cập nhật nhiều khái niệm, tiêu chí mới. Các thuật ngữ như “hàng hóa không thay đổi xuất xứ”, “chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng”, “vật liệu giống nhau và có thể thay thế cho nhau”... lần đầu tiên được đưa vào dự thảo.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, những năm qua, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới.
Trước tình trạng này, nhiều nước trên thế giới đã có những giải pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh, phòng chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Cho tới nay, mặc dù pháp luật hiện hành của Việt Nam đã quy định về nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa, trong đó có thông tin về xuất xứ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, song chưa có tiêu chí pháp lý rõ ràng để xác định thế nào là “hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” khi tiêu thụ trong nước.
Theo đó, Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, nghiên cứu quy định các tiêu chí xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước để doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, làm căn cứ xây dựng thương hiệu, uy tín “sản phẩm của Việt Nam”, giữ vững thị phần hàng hóa của “sản phẩm Việt Nam” trên "sân nhà", tránh phát sinh tranh chấp giữa bên lưu thông hàng và bên sử dụng hàng hóa trong nước, gây tổn hại đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Hiện tại, không ít doanh nghiệp gặp lúng túng, trong khi người tiêu dùng bị đánh lừa bởi hàng gắn mác Việt nhưng thực chất là sản phẩm lắp ráp đơn giản từ nguyên liệu nhập khẩu.
Sự thiếu hụt này không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng và sức cạnh tranh của hàng Việt mà còn khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong kiểm tra, xử lý các trường hợp gian lận xuất xứ.
Vì vậy, dự thảo Nghị định cũng phân định giữa hàng hóa “thuần túy” và “không thuần túy”.
Hàng hóa thuần túy là hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại một nước, ví dụ như khoáng sản, cây trồng, sản phẩm động vật... Các tiêu chí này được quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là với thủy sản đánh bắt ngoài vùng biển quốc gia.
Trong khi đó, hàng hóa không thuần túy sẽ phải đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, như chuyển đổi mã số HS, tỷ lệ giá trị nội địa.
Dự thảo bổ sung và chi tiết hóa các quy định về: Tự chứng nhận xuất xứ: Quy định đầy đủ về điều kiện, thủ tục, trách nhiệm và cơ chế kiểm tra đối với thương nhân tự chứng nhận xuất xứ. Điều này nhằm tăng tính chủ động cho doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện các cam kết Hiệp định thương mại tự do như EVFTA (Việt Nam - EU), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…
Đặc biệt, C/O giáp lưng (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền trong các quốc gia FTA) và hàng hóa không thay đổi xuất xứ là hai khái niệm mới. Điều này phản ánh thực tế hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam, và được quy định rõ các trường hợp được cấp C/O này, nhằm đảm bảo tính liền mạch của chuỗi cung ứng quốc tế mà không làm phát sinh gian lận.



-
Xây dụng tiêu chí xuất xứ hàng hóa, chặn gian lận thương mại -
BAF xây chung cư nuôi heo; VIMC hoán đổi “tay chèo”; Tổng công ty Xi măng Việt Nam lãi trở lại -
“Thiết kế” môi trường phù hợp phục vụ mục tiêu khởi nghiệp -
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT -
Còn nhiều dư địa cho thương mại với Mỹ -
Generali Việt Nam ghi dấu với cú đúp giải thưởng tại Insurance Asia Awards 2025 -
Coca-Cola khánh thành nhà máy công suất 1 tỷ lít/năm
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng