
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển
![]() |
Bộ Công thương họp bàn về sửa đổi Nghị định 31/2018/NĐ-CP. |
Bộ Công thương vừa họp với các đơn vị chức năng bàn về việc xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa. Nghị định mới này sẽ thay thế Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Việc xây dựng Nghị định mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý về xuất xứ hàng hóa trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động.


Theo Bộ Công thương, ngày 8/3/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nhằm quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Trải qua 7 năm triển khai, Nghị định đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức thực thi công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.
Trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật quy định về xuất xứ hàng hóa đã được minh bạch hóa và cụ thể hóa thông qua việc Bộ Công Thương ban hành 45 văn bản quy phạm pháp luật.
Những quy định này hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp C/O và cách xác định quy tắc xuất xứ hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc tiếp cận và khai thác ưu đãi thuế quan, đặc biệt từ các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA…
Nhờ đó đã chứng kiến sự gia tăng ổn định của kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi trong 7 năm qua.
Năm 2018, giá trị xuất khẩu sử dụng C/O ưu đãi đạt 48,9 tỷ USD; năm 2019 là 54,8 tỷ USD; năm 2020 giảm nhẹ còn 52,8 tỷ USD do tác động của dịch bệnh, nhưng sang năm 2021 đạt 68,9 tỷ USD, năm 2022 đạt 78,1 tỷ USD, năm 2023 lên tới 86,1 tỷ USD và năm 2024 đạt mức cao nhất là 99,3 tỷ USD.
"Con số này cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc cải cách thể chế, hoàn thiện chính sách về xuất xứ hàng hóa trong việc hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế", Bộ Công thương khẳng định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sau 7 năm triển khai, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP cần sửa đổi để cập nhật quy tắc xuất xứ và cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các FTA thế hệ mới.
Cụ thể, quy trình, thủ tục liên quan đến cấp mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA cần được bổ sung; hình thức cấp C/O được nâng cấp lên cấp độ toàn trình tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; cơ chế về phân cấp, ủy quyền chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Luật Tổ chức Chính phủ 2025; cụ thể hóa các hành vi gian lận về xuất xứ hàng hóa để có các biện pháp răn đe phù hợp; lưu trữ hồ sơ điện tử;..
Nêu một số định hướng trọng tâm trong xây dựng Nghị định mới, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân - Trưởng Ban soạn thảo Nghị định mới cho rằng, cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, tiến hành rà soát tổng thể các cơ chế hiện hành để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Nghị định trên cơ sở thực tiễn và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan bám sát định hướng, chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương, tập trung tháo gỡ thực chất những khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để tận dụng các ưu đãi từ các FTA.
"Ban soạn thảo khẩn trương tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp, nhằm bảo đảm Nghị định mới khi được ban hành sẽ có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động thương mại", Thứ trưởng Tân yêu cầu
Cùng đó, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập Nghị định mới chủ động nghiên cứu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng đơn vị, từ đó đưa ra các cơ chế và quy định cụ thể để giải quyết hài hòa các tồn tại, vướng mắc còn tồn đọng trong quá trình triển khai Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, đồng thời tạo nền tảng pháp lý vững chắc hơn cho giai đoạn sắp tới.

-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển -
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng -
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025 -
Bộ Công thương tiến hành sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu