
-
Phát hiện hơn 4,2kg ma túy giấu trong 26 hộp thuốc thực phẩm chức năng
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
Có căn cứ xác định các bị cáo tham ô tài sản
Sáng 2/2, phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng và đồng phạm trong vụ tham ô tài sản xảy ra tại công ty PVPLand tiếp tục sau 4 ngày tạm nghỉ.
Trước đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị HĐXX tạm nghỉ để có thời gian xác minh về việc đại diện Công ty Vietsan khai đã hoàn trả 96 tỷ đồng trong đó có 19 tỷ đồng tham ô mà Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng đã trả lại.
![]() |
. |
Theo đại diện Viện Kiểm sát, có đủ căn cứ xác định, Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh tham ô tài sản. Trong đó, Trịnh Xuân Thanh, là người ký quyết định cử Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh là người đại diện phần vốn của PVC tại PVPLand. Trịnh Xuân Thanh là người gián tiếp quản lý tài sản PVC tại PVPLand thông qua người đại diện.
Quá trình điều tra vụ án và xét hỏi tại phiên tòa đã làm rõ, Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh và Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình tại PVPLand để ký hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đặt cọc, nhằm chiếm đoạt 87 tỷ đồng, thực chất đã chiếm đoạn 49 tỷ đồng.
Trịnh Xuân Thanh có vai trò chỉ đạo, quyết định chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá thực tế, tạo ra chênh lệch giá, nhằm chiếm đoạt số tiền trị giá 87 tỷ đồng. Thực tế các bị cáo đã chiếm được, chia nhau số tiền 49 tỷ đồng, trong đó, bị cáo Thanh được chia 14 tỷ đồng.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, căn cứ vào các quy chế của Tổng công ty PVC, HĐQT, các lời khai tại phiên tòa thì trong việc chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần tại PVPLand phải báo cáo Trịnh Xuân Thanh và Thanh là người quyết định.
Về ý kiến đề nghị thực nghiệm cho lại 14 tỷ đồng vào valy, Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Trịnh Xuân Thanh có lời khai thừa nhận có nhận vali tiền và chuyển vào nhà. Lời khai này phù hợp với lời khai bị cáo Thái Kiều Hương, phù hợp lời khai của những người khác. Sau khi vụ án Công ty 1/5 khởi tố Hương yêu cầu Đinh Mạnh Thắng trả lại tiền và bị cáo Thắng đã đến văn phòng của Thanh nhận lại tiền rồi chuyển cho Hương.
Nhưng 10 ngày sau, nhân viên Công ty Vietsan mới nộp tiền vào ngân hàng. Giấy nộp tiền có ghi đầy đủ các loại mệnh giá nộp vào. Số tiền này có nguồn gốc từ khoản tiền Định Mạnh Thắng, Trịnh Xuân Thanh trả lại. Yêu cầu thực nghiệm của luật sư là không cần thiết.
19 tỷ đồng đã nộp lại cơ quan cảnh sát điều tra
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Thái Kiều Hương nhắc đến khoản tiền 19 tỷ đồng được trả lại này. Theo bị cáo Hương, tháng 4/2010, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án ở Công ty 1/5 về tội Lừa đảo liên quan dự án Thanh Hà. Bị cáo bị triệu tập lên làm việc và được giải thích đây là tiền lừa đảo chiếm đoạt, được khuyên bên nào bán cổ phần, đã tiền nhận thì nên hoàn trả để khắc phục.
Khi đó, bị cáo ý thức đây là tiền lừa đảo nên yêu cầu anh Thắng trả lại. Sau đó, Công ty Vietsan đã trả toàn bộ số tiền vào tài khoản cơ quan cảnh sát điều tra.. Bút toán trong sổ sách chứng minh việc này. Bị cáo Hương nhấn mạnh 19 tỷ đã được khắc phục về Cơ quan cảnh sát điều tra không phải đã hoán đổi thành cổ phần.
Về các hành vi khác, bị cáo Hương thừa nhận có được nhờ nên đã gặp Đinh Mạnh Thắng sắp xếp cuộc hẹn với Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo có nhận lời và nhận tiền chuyển cho Đinh Mạnh Thắng trong đó 5 tỷ đồng cho Thắng, 14 tỷ đồng cho Trịnh Xuân Thanh.
Trong khi đó, trước tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh vẫn cho rằng bị cáo vô tội, không tham ô. Vấn đề chia tiền, các bị cáo khác không có ai liên hệ, trao đổi trực tiếp với bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo không biết người khác bàn chia tiền như thế nào.
Theo bị cáo Thanh, việc cử 2 người làm đại diện vốn là công việc bình thường của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình, bị cáo luôn đồng ý chủ trương thoái vốn, chủ trương xuyên suốt là thoái vốn không dưới giá 13.500 đồng và yêu cầu làm đúng pháp luật.
-
Truy tố loạt cựu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Loạt dự án tại Quảng Nam huy động vốn trái quy định -
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech -
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện -
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức -
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách -
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025