Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Xét xử vụ tham ô tài sản ở PVP Land: Trịnh Xuân Thanh và em ông Đinh La Thăng hầu tòa
Bùi Trang - Đỗ Mến - 24/01/2018 09:57
 
Sáng 24/1, theo đúng kế hoạch, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiến hành xét xử vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại CTCP Bất động sản điện lực dầu khí (PVP Land).

Bị cáo Lê Hòa Bình xin xét xử vắng mặt

An ninh phiên tòa thắt chặt. Phóng viên đi một cửa riêng và theo dõi phiên tòa qua màn hình ti vi trong phòng dành cho phóng viên.

Đúng 8h, HĐXX bắt đầu làm việc. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử công bố bị cáo Lê Hòa Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5 có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.

.
Tiếp tục xét xử Trịnh Xuân Thanh tại vụ án tham ô tài sản ở PVP Land

Vụ án có 8 bị cáo trong đó có Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xây lắp dầu khí PVC); Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu tư và thương mại dầu khí Sông Đà).

Trước đó 2 ngày, bị cáo Trịnh Xuân Thanh vừa bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt mức án chung thân (sơ thẩm) vì có hành vi phạm vào tội Cố ý làm trái và Tham ô tài sản trong vụ án xảy ra tại PVC.

HĐXX kiểm tra căn cước. Đại diện nguyên đơn dân sự PVP Land có mặt.

Đại diện CTCP Địa ốc dầu khí Viễn thông vắng mặt. Đại diện Công ty Minh Ngân vắng mặt. Người làm chứng Nguyễn Thế Cường và 2 điều tra viên vắng mặt.

Về việc vắng mặt, đại diện Viện kiểm sát nêu ý kiến, đối với bị cáo Lê Hòa Bình, căn cứ quy định Bộ luật tố tụng, trước khi mở phiên tòa xét xử, Tòa án đã ra quyết dịnh đưa vụ án ra xét xử, Viện kiểm sát đã kiểm sát việc giao quyết định này tới bị cáo Lê Hòa Bình.

Sau khi nhận quyết định, bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt. Quá trình điều tra, bị cáo đã có lời khai, có luật sư nên Viện Kiểm sát nhận thấy việc bị cáo không có mặt không ảnh hưởng quyền lợi của bị cáo và việc xét xử khách quan.

Đối với những người liên quan khắc, căn cứ quy định thì những người này phải có mặt. Nhưng do vụ án xét xử nhiều ngày nên đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập để đảm bảo việc xét xử.

Sẽ tạo điều kiện cho luật sư tham gia cả 2 phiên tòa

Về thủ tục bắt đầu phiên tòa, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết hiện đang tham gia vụ án Phạm Công Danh trong Nam. Vụ án Phạm Công Danh đang trong giai đoạn tranh luận và đề nghị HĐXX tạo điều kiện, vắng mặt trong những ngày nhất định để có thể tham gia phần tranh luận của luật sư.

Được biết Luật sư Huỳnh Phương Nam cũng xin vắng mặt trong ngày đầu xét xử do đang tranh luận tại phiên tòa Phạm Công Danh.

Một luật sư khác cũng xin vắng mặt 3 ngày đầu vì tham gia phiên tòa Phạm CÔng Danh.

Luật sư Lê Văn Thiệp đề nghị HĐXX xét xử đúng giờ làm việc không kéo dài đến 6h30 - 7h tối như phiên tòa trước, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Về các đề nghị của luật sư, thẩm phán Ngô Thị Ánh cho biết theo quy định, việc xét xử không hạn chế việc xét hỏi, tranh luận liên quan vụ án, nên không thể đưa ra kế hoạch xét xử. HĐXX thông cảm với luật sư tham gia hai vụ án nên sẽ lựa thời gian, cân nhắc thời gian đảm bảo thời gian phiên tòa diễn ra theo đúng quy định pháp luật nhưng vẫn tạo điều kiện cho các luật sư tham gia phiên tòa Phạm Công Danh.

Theo quyết định đưa phiên tòa ra xét xử, thời gian xét xử dự kiến từ ngày 24-1 đến ngày 6-2, làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền làm chủ tọa phiên tòa. Tòa án bố trí 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa.

Hai kiểm sát viên: Phạm Đức Long và Nghiêm Ngọc Hương (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm 1 kiểm sát viên dự khuyết tham dự phiên tòa.

Tòa quyết định triệu tập 10 người làm chứng, 3 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 1 phiên dịch và một nguyên đơn dân sự (PVP Land)

Có 8 bị cáo trong vụ án này, đều bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” gồm: Trịnh Xuân Thanh, Đào Duy Phong (sinh năm 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam – PVP Land), Nguyễn Ngọc Sinh (sinh năm 1972, nguyên Tổng Giám đốc PVP Land), Đinh Mạnh Thắng (sinh năm 1962, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà), Thái Kiều Hương (sinh năm 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc CTCP đầu tư Vietsan), Lê Hòa Bình (sinh năm 1954, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP xây dựng và dịch vụ 1/5 và Công ty cổ phần Minh Ngân), Nguyễn Thị Kim Thoa (sinh năm 1965, nguyên Kế toán trưởng CTCP xây dựng và dịch vụ 1/5 và CTCP Minh Ngân) và Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (sinh năm 1972, trú tại TP Hồ Chí Minh, làm nghề kinh doanh tự do).

Ái nữ của Dr Thanh: Không cho Phạm Công Danh vay 5.190 tỷ đồng
Trong phiên đầu tuần thứ hai xét xử đại án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm, tòa tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan đến viêc rút 5.190 tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư