
-
Thủ đoạn gian lận thuế qua khai báo sai mục đích
-
Bão số 3 làm 99 căn nhà của người dân ở An Giang bị sập và tốc mái
-
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58: Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến chi trả hơn 14,2 tỷ đồng
-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3
-
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát -
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện
Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo trong vụ án “vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, theo Điều 218 Bộ luật Hình sự.
Vụ án sẽ được xét xử lưu động vào ngày 6/3/2025, tại Hội trường UBND xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn). Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Trần Nam Hà.
Đây là vụ án được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, môi giới bất động sản.
Liên quan tới vụ án, Phạm Ngọc Tuấn (sinh năm 1991) bị đưa ra xét xử về tội “vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.
![]() |
Các đối tượng trong vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. |
Cùng tội danh, các bị cáo khác là lao động tự do, gồm: Ngô Văn Dương (sinh năm 1994); Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1992); Nguyễn Thị Quỳnh Liên (sinh năm 1981); Nguyễn Thế Trung (sinh năm 1994); Nguyễn Thế Quân (sinh năm 1994).
Trước đó, các bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội truy tố theo khoản 2, Điều 218 Bộ luật hình sự, với khung hình phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Cáo trạng xác định, tháng 11/2024, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn đã ký hợp đồng với Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân để tổ chức đấu giá 58 thửa đất có diện tích từ 90 m2 đến 224 m2 tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Theo quy chế đấu giá do Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân đưa ra, hình thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp qua 6 vòng bắt buộc từng thửa đất theo phương thức giả giá lên, bước giá là 3 triệu đồng/m2.
Tại vòng 2 trở đi, người tham gia đấu giá có thể viết nội dung “không tiếp tục trả giá”. Từ vòng này, mức giá khởi điểm là mức giá trả cao nhất tại vòng trước liền kề.
Người trả giá tại vòng 6 là người trúng đấu giá; song nếu khách hàng ghi vào phiếu là “không tiếp tục trả giá”, thì thửa đất đó không được bán.
Sau khi biết được thông tin trên, từ ngày 26/11/2024 đến ngày 29/11/2024, Phạm Ngọc Tuấn rủ Ngô Văn Dương cùng chung vốn và nhờ Dương tìm thêm 5 người khác để đăng ký tham gia đấu giá 58 thửa đất.
Tuấn sau đó mua 58 bộ hồ sơ và hướng dẫn các đồng phạm hoàn thiện hồ sơ, nộp tiền đặt cọc đăng ký tham gia đấu giá các thửa đất này.
Do là nhân viên ngân hàng, có kinh nghiệm trong thẩm định giá, đấu giá đất nên Tuấn tìm hiểu thông tin các thửa đất, xác định giá trị từng thửa, nghiên cứu quy chế đấu giá và các quy định liên quan, sau đó tự soạn bảng thống kê thông tin chi tiết các thửa đất, tên 6 người đăng ký từng thửa đất, giá tối đa cần trả từng thửa.
Theo cách tính của Tuấn, giá có thể mua được các thửa đất thấp nhất là gần 23,5 triệu đồng/m2 và cao nhất là 32,5 triệu đồng/m2.
Tiếp đó, Tuấn hướng dẫn các bị cáo đồng phạm, thống nhất cách thức thực hiện. Cụ thể, từ vòng thứ nhất đến vòng thứ 4 sẽ đấu giá theo trình tự, trả giá dưới mức giá mà Tuấn ấn định từ trước. Kết quả đấu giá ở vòng thứ 4, nếu thấy những người tham gia đấu giá khác trả giá vượt mức tối đa mà Tuấn đã ấn định thì đến vòng thứ 5, các bị cáo sẽ trả giá cao bất thường.
Trong trường hợp tới vòng thứ 6, các bị cáo sẽ không trả giá nhằm mục đích để phiên đấu giá không thành công, buộc phải tổ chức đấu giá lại.
Cơ quan tố tụng xác định, trong phiên đấu giá này, có 36/58 thửa đất bị nhóm trên thông đồng, cố ý nâng giá các thửa đất ở vòng thứ 5 với giá cao bất thường từ 59.488.000/m2 đến 30.002.488.000 đồng/m2.
Đến vòng thứ 6, tất cả 6 bị cáo trên đều không bỏ giá, nên phiên đấu giá đã không tổ chức thành công.
Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại tổng cộng gần 420 triệu đồng, trong đó gây thiệt hại cho Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân hơn 252 triệu đồng; gây thiệt hại cho 230 người mua hồ sơ tham gia đấu giá với số tiền hơn 165 triệu đồng.

-
Chủ tịch Hà Nội ban hành Công điện khẩn, triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó bão số 3 -
Miễn giảm tiền thi hành án cho 621 trái chủ Vạn Thịnh Phát -
TP.HCM: Tiến độ dự án trọng điểm ảnh hưởng do chênh lệch lớn giữa các phương án di dời lưới điện -
Công an Bắc Ninh ra quân thực hiện cao điểm xử lý vi phạm về giao thông -
Tập đoàn Thuận An đấu thầu bằng... thỏa thuận ăn chia -
Khi công lý được thực thi, niềm tin… vỡ òa - Bài 2: Quan tham tiếp tay cho lừa đảo -
Quảng Ngãi: Khu du lịch sinh thái 1.800 tỷ đồng trở thành nơi tập kết đất đá
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới