
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
![]() |
Việc đấu giá băng tần có thể sẽ mang lại từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng cho Nhà nước. |
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện đấu giá băng tần 2.6 GHz.
Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thôngkiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ liên quan xây dựng Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp phép thông qua đấu giá. Việc triển khai đấu giá băng tần 2.6 GHz sẽ thực hiện theo quy định của Nghị định mới (Nghị định quy định về quản lý, sử dụng băng tần số vô tuyến điện được cấp phép thông qua đấu giá).
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện đấu giá băng tần 2.6 GHz. Đây là băng tần được các nhà mạng dành cho phát triển 4G.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020 là trình Chính phủ Nghị định theo trình tự rút gọn về thu tiền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá và chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần thay thế Quyết định số 16/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Trong quá trình triển khai đấu giá băng tần 2,6 GHz, phải áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý tài sản công nên việc đấu giá quyền sử dụng tần số cần rà soát lại trình tự, thủ tục cho phù hợp với quy định mới. Thêm vào đó, việc xác định giá khởi điểm với băng tần này cũng gặp nhiều khó khăn do đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (một loại tài sản vô hình), trong khi Quyết định số 16/2012/QĐ-TTg chỉ quy định về nguyên tắc xác định giá, chưa quy định phương pháp cụ thể xác định giá khởi điểm.
Trước đó, tháng 1/2020,Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác băng tần 2,6 GHz triển khai mạng 4G cho các doanh nghiệp viễn thông trước ngày 20/6.
Một trong những kịch bản tăng trưởng kinh tế được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra cuối năm 2019 là phải tháo gỡ các vướng mắc để có thể đấu giá băng tần 4G và 5G trong quý I/2020 sẽ thu về từ 6.000 đến 8.000 tỷ đồng cho ngân sách, đồng thời kích cầu cho xã hội và tạo ra các dịch vụ mới.

-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao