-
Các quỹ ETF sắp mua bán cổ phiếu nào trước khi nghỉ Tết? -
500 triệu đồng nên đầu tư thế nào để tối ưu lợi nhuận? -
Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) mua lại gần 400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt
Khoảng trống chế tài
Vấn nạn doanh nghiệp trốn đóng tiền bảo hiểm là chủ đề “nóng” được nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội đang diễn ra. “Thời gian qua, tình hình doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, gây bức xúc trong xã hội, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý...”, đại biểu Quốc hội Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) phản ánh.
Từ thực trạng trên, bà Hạnh chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao rằng, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và gần đây nhất là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đều có quy định tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại tòa án, khi quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm.
Từ ngày 1/1/2018, các hành vi vi phạm nợ bảo hiểm bắt buộc bị coi như tội phạm. Ảnh: Đức Thanh |
“Căn cứ các quy định của pháp luật, tổ chức công đoàn ở nhiều địa phương đã nộp đơn khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội ra tòa án. Tuy nhiên, đơn khởi kiện của tổ chức công đoàn đều bị tòa án trả lại với lý do không thống nhất. Đề nghị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết nguyên nhân của vướng mắc này và giải pháp tháo gỡ”, bà Hạnh nói.
Chia sẻ bức xúc của đại biểu Quốc hội và cử tri, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, vướng mắc hiện nay là đại diện công đoàn không được người lao động ủy quyền, nên thông tin ra đến tòa án để bảo vệ phần khởi kiện của mình không chắc chắn. Có nhiều đại diện công đoàn sau khi kiện xong, được mời ra tòa, nhưng không đến.
Đến nay, tòa án có công văn yêu cầu không thụ lý các đơn khởi kiện vì không đúng quy định của tố tụng hình sự mới được ban hành. Điều này xuất phát từ một vụ kiện của bảo hiểm, nhưng sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị; tòa án thấy kháng nghị của Viện Kiểm sát đúng và bản án mà tòa án đã tuyên phải hủy cho đúng trình tự tố tụng.
“Tôi đã chủ trì một phiên họp có sự tham gia của lãnh đạo công đoàn, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành khác, thì tất cả đều thống nhất không kiện. Tuy nhiên, đây là vướng mắc hiện tại. Từ ngày 1/1/2018, khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực, thì các hành vi vi phạm nợ bảo hiểm bắt buộc bị coi là tội phạm, nên bị tòa xét xử…”, ông Bình nói.
Đừng để quy định tồn tại… trên giấy
Chưa đồng tình với giải pháp mà Chánh án đưa ra, bà Trương Thị Bích Hạnh cho rằng, đây không phải là giải pháp để thực hiện quyền khởi kiện của tổ chức công đoàn. Hiện có 4 luật quy định tổ chức công đoàn được đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ bị xâm phạm. Nhưng thực tế không thực hiện được điều này, thì pháp luật chỉ nằm trên giấy...
Để khắc phục vấn nạn doanh nghiệp trốn đóng tiền bảo hiểm, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường (Gia Lai), Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất, Bộ Công an cần chỉ đạo công an các cấp nắm tình hình, phối hợp với tổ chức công đoàn phát hiện, điều tra, đề nghị truy tố một số vụ án điểm về trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo Điều 216, Bộ luật Hình sự. Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn, chỉ đạo tòa án nhân dân các cấp tiếp nhận, thụ lý các vụ công đoàn khởi kiện về nợ bảo hiểm xã hội và sớm đưa ra xét xử một số vụ để răn đe.
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), chiếm đoạt tiền bảo hiểm của người lao động là hành vi vi phạm pháp luật và phải được xét xử, chứ không phải buộc tổ chức công đoàn, hay người lao động đứng ra khởi kiện trước tòa án.
Giải đáp ý kiến trên, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 quy định, các hành vi vi phạm nợ bảo hiểm bắt buộc bị coi như tội phạm và nếu vụ án hình sự xảy ra, cơ quan điều tra vào cuộc, viện kiểm sát truy tố thì tòa án các cấp phải thụ lý theo đúng quy định của luật.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc thực thi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự vào đầu năm tới, đã quán triệt đến toàn hệ thống. Riêng trách nhiệm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao, chúng tôi sẽ có nghị quyết về xét xử các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm bắt buộc. Việc này đang được triển khai, nghiên cứu, hy vọng sẽ ban hành trước thời điểm Bộ luật có hiệu lực…”, ông Bình cho hay.
-
Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025 -
Sôi động huy động vốn đầu năm 2025 -
Tự doanh và môi giới kéo sụt lợi nhuận của Chứng khoán Bảo Việt -
Lợi nhuận năm 2024 của EVNFinance vượt 20% kế hoạch -
Thanh khoản yếu, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” -
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt